1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại Hòa An, thành phố Cao Bằng.
2. Tên tổ chức chủ trì: Công ty cổ phần chuyên doanh thuốc lá Cao Bằng
Họ và tên thủ trưởng: Phạm Thị Hợp
Địa chỉ: Số 04 tổ 3, phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Điện thoại: 02063758359
Website: luongvcn0915@gmail.com
3. Chủ nhiệm nhiệm vụHọ và tên: Nguyễn Ngọc LươngTrình độ học vấn: Thạc SỹChức vụ: Cán bộ kỹ thuật
Điện thoại: 0915914714
E-mail: luongvcn0915@gmail.com
4. Mục tiêu nghiên cứu: 4.1. Mục tiêu chung: Áp dụng thành công kỹ thuật trồng rau an toàn tiên tiến theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết sản xuất-tiêu thụ giữa người dân-doanh nghiệp để xây dựng thành công và từng bước nhân rộng mô hình điểm sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực.
4.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng thành công mô hình tổ chức quản lý sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo quy trình VietGAP quy mô 2 ha tại huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng; liên kết nông dân, doanh nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng rau tại huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng.
- Cán bộ khuyến nông và nông dân tại vùng dự án được tăng cường năng lực về quy trình trồng và chăm sóc, thu hoạch rau an toàn theo VietGAP thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn và tập huấn kỹ thuật
- Duy trì và củng cố mô hình thành điểm sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP, từng bước nhân rộng mô hình ra các địa phương khác có điều kiện tương tự, tiến tới mục tiêu các vùng sản xuất rau trọng điểm trên địa bàn tỉnh đều sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
5. Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Lựa chọn địa điểm triển khai mô hình.
Nội dung 2: Tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch và sơ chế rau phù hợp với điều kiện tỉnh Cao Bằng
Nội dung 3: Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP
Nội dung 4: Xây dựng kênh tiêu thụ cho sản phẩm rau an toàn có truy xuất được nguồn gốc.
6. Lĩnh vực nghiên cứu: 04 (Khoa học nông nghiệp).
7. Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 12 (Phát triển sản xuất và công nghệ nông nghiệp).
8. Phương pháp nghiên cứu: Lựa chọn địa điểm triển khai mô hình Tiến hành khảo sát thực địa, lựa chọn điểm triển khai mô hình phù hợp, với tiêu chí cụ thể
Tổ chức tập huấn kỹ thuật: Tổ chức 02 lớp tập huấn
Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP
Xây dựng kênh tiêu thụ cho sản phẩm rau an toàn có truy xuất được nguồn gốc
Giải pháp về mặt bằng: Cơ quan chủ trì sẽ tiến hành khảo sát mặt bằng và xác định vị trí triển khai dự án như: xác định khu vực diện tích đất làm nhà lưới làm vườn ươm cây con giống, nhà lưới sản xuất rau an toàn, khu sơ chế bao gói sản phẩm, nhà giới thiệu sản phẩm, đường đi, bố trí hệ thống kênh mương tưới tiêu.
Giải pháp về tổ chức: Công ty sẽ ký hợp đồng phối hợp thực hiện với Viện Nghiên cứu Rau quả và hộ dân để thực hiện dự án này, trong đó có sự tham gia phối hợp của chính quyền xã, huyện. Trong quá trình thực hiện, công ty phân công cán bộ phối hợp trong việc xây dựng đề cương chi tiết các thí nghiệm, theo dõi, đánh giá, xác định các thông số kỹ thuật phục vụ cho việc hoàn thiện quy trình.
Thành lập ban quản lý dự án với sự tham gia của cơ quan chủ trì và thành viên của các đơn vị phối hợp thực hiện. Trong ban quản lý dự án có sự phân công trách nhiệm cụ thể để xây dựng nội dung, kế hoạch, phân công nhiệm vụ và quản lý, giám sát công tác triển khai dự án. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi và chỉ đạo để dự án thực hiện được có hiệu qủa.
Giải pháp về khoa học công nghệ: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất rau chất lượng cao
* Lựa chọn các chủng loại và giống rau phù hợp.
* Công nghệ ghép Cà chua trên gốc Cà tím.
* Quy trình thực hành nông nghiệp tốt GAP (Good Agriculture Practice).
* Quy trình công nghệ tiên tiến sản xuất cây giống.
Bón phân cân đối, hợp lý và tăng cường sử dụng phân bón lá trong sản xuất rau chất lượng cao
Sử dụng vòm che thấp để sản xuất rau trái vụ
Sử dụng màng phủ nông nghiệp
Ứng dụng vải không dệt Pass lite
Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Với quy mô sản xuất trên diện tích đất canh tác 02 ha trong dự án, với diện tích gieo trồng trên 6ha/năm, sản lượng rau hàng năm sẽ đạt khoảng trên 100tấn rau các loại. Trong đó, khoảng 50% sản lượng được tiêu thụ tại thị trường trong huyện (trung tâm thị trấn huyện: nơi tập trung nhiều cơ quan, trường mầm non, bếp ăn tập thể, nhà hàng…), sản lượng còn lại sẽ cung cấp cho thành phố lân cận.
9. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
- Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng rau an toàn theo quy trình VietGAP
- Mô hình liên kết doanh nghiệp - nhóm hộ nông dân sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP
- Xưởng/nhà sơ chế, bao gói sản phẩm rau sau thu hoạch
- Quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng canh tác
- Kỹ thuật viên được đào tạo ngắn hạn.
- Cán bộ, nông dân được tập huấn về quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
10. Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Quy mô 01ha/tổ hợp tác, 20-25 hội viên/tổ hợp tác.
- Địa điểm: 01 tổ hợp tác tại xã Bình Long, Huyện Hòa An và 01 tổ hợp tác tại xã Đề Thám, thành phố Cao Bằng.
11. Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 11/2019 đến tháng 10/2021).
12. Kinh phí được phê duyệt: 3.854.200.000 đồng
trong đó: - Từ Ngân sách nhà nước: 2.100.000.000 đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức:
- Từ nguồn khác:1.754.200.000 đồng