1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng
2. Tên tổ chức chủ trì: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Họ và tên thủ trưởng: GS.TS. Nguyễn Thị Lan
Địa chỉ: Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 02438276346
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ
Họ và tên: HỒ THỊ LAM TRÀ
Trình độ học vấn: PGS.TS
Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Điện thoại: 0904698906
4. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng, nhu cầu và khả năng tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu của công tác quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất các giải pháp chính sách, tổ chức thực hiện với các cấp, các ngành cho công tác tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng.
5. Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
Nội dung 1: Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin.
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng liên quan đến công tác tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cao Bằng.
Nội dung 3: Nghiên cứu tác động và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020-2025
Nội dung 4: Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác tạo quỹ đất của tỉnh Cao bằng giai đoạn 2020-2025.
6. Lĩnh vực nghiên cứu: 05 (Khoa học xã hội).
7. Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 18 (Phát triển xã hội và dịch vụ).
8. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập số số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài tại một số cơ quan ở Trung ương (Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan), UBND tỉnh Cao Bằng và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng, Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng, UBND thành phố Cao Bằng, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Cao Bằng, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cao Bằng, Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất và GPMB tỉnh Cao Bằng và các cơ quan khác có liên quan.
- Để có cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả tạo quỹ đất tại địa bàn nghiên cứu, đề tài lựa chọn phương pháp điều tra xã hội học để thu thập thông tin đối với các cán bộ, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Nội dung điều tra thu thập các thông tin về tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, thực trạng công tác tạo quỹ đất; đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tạo quỹ đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của các đối tượng được điều tra, phỏng vấn. Vì tạo quỹ đất bị tác động đến nhiều đối tượng và cũng có nhiều đối tượng tác động đến tạo quỹ đất, mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, bao gồm người dân, cán bộ thực hiện nhiệm vụ tạo quỹ đất, tổ chức được Nhà nước giao đất/cho thuê đất. Nên sau khi thảm khảo ý kiến của những người trực tiếp làm việc tạo các đơn vị làm nhiệm vụ tạo quỹ đất, ý kiến của một số chuyên gia, đề tài đã lựa chọn điều tra các đối tượng để tổng hợp đưa vào phân tích là: các cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính sách, cán bộ tổ chức thực hiện chính sách về tạo quỹ đất (địa diện theo phân cấp chính quyền địa phương từ UBND tỉnh đến UBND cấp xã); người sử dụng đất, tổ chức được Nhà nước giao/cho thuê đất để đưa vào phân tích đánh giá. Lựa chọn đối tượng, địa điểm điều tra như vậy sẽ bảo đảm thu thập ý kiến của phần lớn các đối tượng liên quan đến tạo quỹ đất, bao gồm cả đối tượng bị ảnh hưởng và đối tượng ảnh hưởng đến tạo quỹ đất tại thành phố Cao Bằng.
- Mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA thường được sử dụng để giúp chúng ta sắp xếp các biến có tương quan vào trong các nhân tố độc lập để xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến công tác tạo quỹ đất của tỉnh Cao Bằng.
Bước 1: Kiểm định chất lượng của thang đo (nhân tố)
Bước 2: Phân tích phân tố khám phá (EFA-Exploratory Factor Anlysis)
Bước 3: Phân tích hồi quy đa biến (Multiple Regression Analysis, MRA)
- Lấy ý kiến tư vấn trực tiếp của những chuyên gia, chuyên viên cao cấp (của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đâu tư, Bộ Tài chính và UBND tỉnh Cao Bằng) có nhiều kinh nghiệm đối với lĩnh vực tạo quỹ đất, giá đất, công tác giải phóng mặt bằng, kinh tế để trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá, đề xuất các giải pháp của đề tài
9. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
1. Báo cáo khoa học (báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, báo cáo kiến nghị), kết quả dự báo, mô hình, quy trình, phương pháp nghiên cứu mới, sơ đồ, bản đồ, số liệu, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm khác.
2. Bài báo, sách chuyên khảo và các sản phẩm khác
10. Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
- Địa điểm dự kiến: khảo sát toàn tỉnh và 13 đơn vị.
11. Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 07/2018 đến hết tháng 6/2020)
12. Kinh phí được phê duyệt: 1.070.000.000 đồng, trong đó: Từ Ngân sách nhà nước: 1.070.000.000 đồng
Nguồn tin: Sở Khoa học và Công nghệ