1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu bào chế, tính an toàn và tác dụng sinh học của chế phẩm Trường Xuân CB từ bài thuốc với các dược liệu chính trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
2. Tên tổ chức chủ trì: Học viện Quân y
Họ và tên thủ trưởng: Thiếu tướng.GS.TS.Đỗ Quyết
Địa chỉ: 104 đường Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 069 566 011
Website: http://hocvienquany.vn
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ
Họ và tên: Nguyễn Hoàng Ngân
Trình độ học vấn: Tiến sĩ
Chức vụ: Phó chủ nhiệm Bộ môn
Điện thoại: 01682689686
4. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xây dựng công thức, quy trình bào chế, tiêu chuẩn cơ sở và bước đầu đánh giá độ ổn định của chế phẩm Trường Xuân CB từ bài thuốc với các dược liệu chính trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: nấm ngọc cẩu, thạch hộc tía, ngưu đại lực, sâm cau, ba kích, dâm dương hoắc, câu kỷ tử, và lộc nhung.
- Đánh giá tính an toàn: độc tính cấp, độc tính bán trường diễn, độc tính trên đột biến nhiễm sắc thể, độc tính trên sinh sản và phát triển của chế phẩm Trường Xuân CB trên động vật thực nghiệm.
- Đánh giá tác dụng tăng cường khả năng sinh tinh, tác dụng tăng cường sinh dục và tác dụng tăng lực của chế phẩm Trường Xuân CB trên động vật thực nghiệm.
5. Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, xác định tên khoa học của nấm ngọc cẩu và Thạch hộc tía ở Cao Bằng
Nội dung 2: Tiêu chuẩn hóa chất lượng các vị dược liệu đầu vào
Nội dung 3: Nghiên cứu chiết xuất và bào chế các bột cao khô của bài thuốc Trường Xuân CB
Nội dung 4: Xây dựng TCCS các loại bột cao khô
Nội dung 5: Nghiên cứu quy trình bào chế viên nang Trường xuân CB
Nội dung 6: Xây dựng TCCS viên nang
Nội dung 7: Nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm
Nội dung 8: Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của viên nang trên động vật thực nghiệm
Nội dung 9: Đánh giá độc tính của chế phẩm trên đột biến NST chuột nhắt trắng
Nội dung 10: Đánh giá độc tính của chế phẩm trên quá trình sinh sản và phát triển của chuột nhắt trắng
Nội dung 11: Nghiên cứu hoạt tính androgen của chế phẩm trên động vật thực nghiệm
Nội dung 12: Đánh giá tác dụng tăng cường khả năng sinh tinh của chế phẩm Trường Xuân CB trên chuột cống trắng gây thiểu năng tinh trùng bằng natri valproat.
Nội dung 13: Nghiên cứu tác dụng của viên nang trên chức năng sinh sản thông qua hành vi tình dục trên động vật thực nghiệm
Nội dung 14.: Đánh giá tác dụng tăng lực của chế phẩm Trường Xuân CB trên động vật thực nghiệm.
6. Lĩnh vực nghiên cứu: 03 (Khoa học Y dược).
7. Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 12 (Phát triển y tế và bảo vệ sức khỏe con người).
8. Phương pháp nghiên cứu:
- Về tiêu chuẩn hóa nguyên liệu, tiến hành xây dựng và thẩm định tiêu chuẩn của nguyên liệu theo dược diển Việt Nam. Trong đó, áp dụng các phương pháp kiểm nghiệm hiện đại như: HPLC, GC, AS để định tính và định lượng các thành phần hoạt chất trong nguyên liệu cũng như thành phẩm.
- Đánh giá hoạt tính androgen của chế phẩm trên động vật thực nghiệm: Áp dụng mô hình Hershberger trên chuột cống đực non và chuột cống đực trưởng thành.
- Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm trên chuột cống trắng đực bị gây suy giảm sinh sản bởi natri valproat gồm:
+ Tác dụng bảo vệ của chế phẩm trên chuột cống trắng đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat
+ Tác dụng phục hồi của chế phẩm trên chuột cống trắng đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat
- Đánh giá tác dụng của chế phẩm trên chức năng sinh sản thông qua hành vi tình dục trên động vật thực nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp của Agmo (1997),
- Nghiên cứu đánh giá tính an toàn của viên nang trên động vật thực nghiệm theo qui định của Bộ Y tế Việt Nam, hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và hướng dẫn của OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) về đánh giá tính an toàn và hiệu lực của thuốc.
+ Đánh giá độc tính cấp, xác định LD50 và nghiên cứu ảnh hưởng của viên nang trên các chức năng sinh lý bình thường của chuột nhắt trắng.
+ Đánh giá độc tính bán trường diễn, xác định ảnh hưởng của viên nang khi dùng dài ngày lên các biểu hiện bên ngoài, sự phát triển thể trọng, điện tim, chỉ số sinh hóa, huyết học và mô bệnh học của chuột thí nghiệm.
+ Đánh giá độc tính di truyền (sinh sản) trên chuột nhắt trắng, xác định ảnh hưởng của viên nang đến quá trình mang thai và sự phát triển của thế hệ con (F1).
+ Đánh giá độc tính trên NST của tế bào tinh hoàn và tế bào tủy xương, xác định ảnh hưởng của viên nang đến khả năng gây đột biến nhiễm sắc thể của chuột thí nghiệm.
- Nghiên cứu chiết xuất bằng các phương pháp hiện đại như: chiết siêu âm, chiết viba, phun sấy và phun sấy tầng sôi.
Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo: - Chuẩn hóa nguyên liệu, xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở của 8 vị dược liệu quí từ bài thuốc Trường Xuân CB với các dược liệu chính thu hái trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, làm cơ sở khoa học cho phát triển dược liệu và các chế phẩm từ dược liệu trên địa bàn tỉnh.
- Xác định được quy trình, công thức bào chế cao khô từ 8 vị dược liệu.
- Đánh giá được tính an toàn và tác dụng cải thiện chức năng sinh sản của chế phẩm Trường xuân CB.
- Nghiên cứu sản xuất ra chế phẩm sinh học có tác dụng tăng cường chức năng sinh sản và sinh dục nam từ các nguyên liệu sẵn có trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, góp phần chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, nhân dân trên dịa bàn tỉnh cũng như trên cả nước, đồng thời tạo đà thúc đẩy kinh tế trên địa bàn tỉnh.
9. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
1. Viên nang
2. Quy trình chiết xuất và bào chế cao khô Trường Xuân CB quy mô phòng thí nghiệm
3. Quy trình bào chế viên nang quy mô phòng thí nghiệm
4. TCCS của Nấm ngọc cẩu
5. TCCS của Thạch hộc tía
6. TCCS của Ngưu đại lực
7. Tiêu chuẩn cơ sở của cao khô Hồi Xuân CB
8. Tiêu chuẩn cơ sở của viên nang Hồi Xuân CB
9. Báo cáo kết quả phân tích hình thái, vi phẫu, đặc điểm thực vật và xác định tên khoa học của nấm ngọc cẩu
10. Báo cáo kết quả phân tích hình thái, vi phẫu, đặc điểm thực vật và xác định tên khoa học của Thạch hộc tía
11. Báo cáo xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu nấm ngọc cẩu thu hái trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
12. Báo cáo xây dựng TCCS của dược liệu Thạch hộc tía do công ty TNHH công nghệ sinh học Ngân Hà nuôi trồng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
13. Báo cáo về độc tính bán trường diễn của viên nang trên động vật thực nghiệm
14. Báo cáo về độc tính trên sinh sản và phát triển của viên nang trên động vật thực nghiệm
15. Báo cáo về độc tính gây đột biến NST của viên nang trên động vật thực nghiệm
16. Báo cáo về hoạt tính androgen của chế phẩm trên chuột cống đực non thiến
17. Báo cáo về hoạt tính androgen của chế phẩm trên chuột cống đực trưởng thành
18. Báo cáo về tác dụng bảo vệ của chế phẩm trên chuột cống trắng gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat.
19. Báo cáo về tác dụng hồi phục của chế phẩm trên chuột cống trắng gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat.
20. Báo cáo về tác dụng tăng lực của chế phẩm Trường Xuân CB trên động vật thực nghiệm.
21. Bộ hồ sơ xin đăng ký lưu hành chế phẩm
22. Báo cáo tổng kết đề tài
23. Bài báo khoa học
10. Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
- Địa điểm dự kiến:
- Chế phẩm được tạo ra có thể sử dụng trên toàn quốc
- Các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài tỉnh có thể áp dụng quy trình, các số liệu nghiên cứu để đưa vào thực tiễn trong nghiên cứu bào chế các chế phẩm sinh học từ 8 vị dược liệu trong bài thuốc Trường xuân CB
- Với công thức bào chế, có thể chuyển giao công nghệ sản xuất cho các công ty dược phẩm trong và ngoài tỉnh.
11. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 03/2017 đến 02/2020)
12. Kinh phí được phê duyệt: 2.500.000.000 đồng, trong đó: Từ Ngân sách nhà nước: 2.500.000.000 đồng
Nguồn tin: Sở Khoa học và Công nghệ