Trang nhất » THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN » Nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành sử dụng ngân sách Nhà nước

Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Dẻ Trùng Khánh (Castanea mollissimaBlume) tại tỉnh Cao Bằng

Thứ ba - 23/06/2020 23:53
1. Tên nhiệm vụ: NGHIÊN CỨU KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN CÂY DẺ TRÙNG KHÁNH (Castanea mollissimaBlume) TẠI TỈNH CAO BẰNG
 
2. Tên tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Lâm sinh
      Họ và tên thủ trưởng: TS.Trần Lâm Đồng
      Địa chỉ: Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.
      Điện thoại: 024 37525674  
      Website:  sri.org.vn
 
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ
      Họ và tên: Lại Thanh Hải
      Trình độ học vấn: Tiến sĩ
      Chức vụ:  Phó Viện Trưởng                          
      Điện thoại: 0975631966                                            
      Email:thanhhaifstac@gmail.com
 
4. Mục tiêu nghiên cứu:
     -  Khai thác và phát triển nguồn gen cây Dẻ Trùng Khánh (Castanea mollissima Blume) góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hạt Dẻ Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng.
     -  Bình tuyển được cây trội dự tuyểnDẻ Trùng Khánh.
     -  Phân tích đa dạng di truyền kết hợp chọn giống dựa trên cây phân loại AND.
     -  Xác định kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng cây DẻTrùng Khánh (giâm hom, ghép).
     -  Xây dựng được vườn giống phục vụ tuyển chọn và nhân giống.
     -  Xây dựng được mô hình thâm canh cây Dẻ Trùng Khánh, quy mô 3ha.
     - Đề xuất giải pháp nhằm khai thác, phát triển nguồn gen và phát triển thương hiệu cho cây Dẻ Trùng Khánh.

5. Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
    Nội dung 1:  Bình tuyển cây trội dự tuyển và xác định giá trị nguồn gen cây Dẻ Trùng Khánh.
    Nội dung 2: Xây dựng vườn giống vô tính Dẻ Trùng Khánh.
    Nội dung 3: Xây dựng 03 ha mô hình các thí nghiệm trồng rừng thâm canh Dẻ Trùng Khánh bằng các dòng có năng suất cao
    Nội dung 4: Đề xuất giải pháp nhằm khai thác, phát triển nguồn gen và phát triển thương hiệu cho cây Dẻ Trùng Khánh
    Nội dung 5: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nhân giống và trồng Dẻ Trùng Khánh.
 
6. Lĩnh vực nghiên cứu: 04 (Khoa học nông nghiệp).
 
7. Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 12 (Phát triển sản xuất và công nghệ nông nghiệp).
 
8. Phương pháp nghiên cứu:
     1. Bình tuyển cây trội dự tuyểnvà xác định giá trị nguồn gen cây Dẻ Trùng Khánh
      - Khảo sát, đánh giá hiện trạng gây trồng Dẻ Trùng Khánh: làm việc với các cơ quan lâm nghiệp cấp tỉnh và Trung tâm khuyến nông, Trạm khuyến lâm cấp huyện thu thập các tài liệu thứ cấp để biết được đặc điểm chung về thực trạng gây trồng Dẻ Trùng Khánhqua đó làm rõ những thành công cũng như những tồn tại của các mô hình trồng Dẻ trước đây.
     - Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh vật học Dẻ Trùng Khánh (Phân bố, sinh thái, sinh trưởng, tái sinh, vật hậu  …): thông qua việc xác định thực trạng gây trồng Dẻ Trùng Khánhxác định và lựa chọn các địa điểm để điều tra trên hiện trường. Áp dụng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên, tạm thời để điều tra các đặc điểm lâm học của cây Dẻ. Với mỗi rừng Dẻ hiện có ở các dạng lập địa, các trạng thái rừng và điều kiện gây trồng khác nhau, thiết lập 3 ô tiêu chuẩn. Diện tích ô tiêu chuẩn là 500m2(20 m x 25 m).
    - Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng trong Dẻ Trùng Khánh: tiến hành thu hái quả từ các cây trội dự tuyển. Mỗi cây lấy 3 mẫu quả sau đó đem về phân tích, đánh giá, so sánh với các chỉ tiêu đã được công bố theo chỉ dẫn địa lý. Hạt thu hái được do đếm các chỉ tiêu: kích thước, khối lượng, độ dày vỏ, tỷ lệ nhân/vỏ và Sử dụng phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định hàm lượng các hợp chất có trong hạt Dẻ Trùng Khánh.
    - Chọn lọc cây trội dự tuyểnDẻ Trùng Khánh để lấy vật liệu nhân giống: cây trội (Cây mẹ) là cây tốt nhất được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng giống hoặc vườn giống để nhân giống. Áp dụng quy phạm ngành QPN15-93 (Bộ Lâm Nghiệp, 1993)và tiêu chuẩn ngành 04TCN147-2006 (Soát xét lần 1) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006)để chọn cây trội dự tuyểnDẻ Trùng Khánh ở rừng trồng và rừng tự nhiên tại Trùng Khánh.
   - Đánh giá đa dạng di truyền các giống Dẻ Trùng Khánh: sử dụng phương pháp nghiên cứu đa dạng di truyền bằng kỹ thuật SSR
     + Sử dụng chỉ thị SSR để nghiên cứu đa dạng thành phần alen nằm trên các nhiễm sắc thể của bộ gen, trên cơ sở phân tích những băng thu được xác định những alen đặc trưng cho mỗi giống;
     + Sử dụng kỹ thuật SSR để nghiên cứu về sự phát sinh giống loài, đánh giá sự đa dạng di truyền, xác định các cây dị hợp tử, cấu trúc và sự tích hợp của bản đồ liên kết.
     2. Xây dựng vườn giống vô tính Dẻ Trùng Khánh
      - Nghiên cứu bổ sung các biện pháp nhân giống sinh dưỡng (giâm hom, ghép):Nhằm phục vụ cho nghiên cứu bổ sung các biện pháp nhân giống sinh dưỡng đề tài thử nghiệm việc nhân giống nhanh luận án thử khả năng nhân giống bằng homvà nhân giống bằng phương pháp ghép.
      - Tạo giống vô tính (ghép) để xây dựng vườn giống: Từ kết quả nghiên cứu bổ sung các biện pháp nhân giống sinh dưỡng tiến hành ghép cây để phục vụ xây dựng vườn giống. Cây con sau ghép đạt 6 – 8 tháng tuổi, Chiều dài chồi trung bình của cành ghép ≥ 8 cm, số lá trung bình từ 6-8 lá.
      - Xây dựng vườn giốngvô tính thế hệ 1 tại huyện Trùng Khánh: Vườn giống phải có diện tích ít nhất 1 ha, được trồng ở lập địa tốt và ở phía trên hướng gió thịnh hành trong mùa hoa nở. Cây hoặc nhóm cây trong cùng một gia đình hay một dòng vô tính không được trồng cạnh nhau. Xây dựng vườn giống vô tính được thực hiện theo tiêu chuẩn ngành 04TCN147-2006 (Soát xét lần 1) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006).
      -  Báo cáo tình hình chung trong quá trình thực hiện mô hình.
     3. Xây dựng 03 ha mô hình các thí nghiệm trồng rừng thâm canh Dẻ Trùng Khánh bằng các dòng có năng suất cao
      -  Tạo cây giống vô tính (ghép) để trồng rừng thâm canh: được tiến hành tương tự như với tạo cây giống để xây dựng vườn giống
      -  Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh Dẻ Trùng Khánh tại huyệnTrùng Khánhvới 2 phương thức trồng là trồng thuần và Nông lâm kết hợp
Từ các kết quả nghiên cứu đã có về gây trồng cây dẻ ăn hạt và những nghiên cứu bổ sung về đặc điểm sinh vật học …. Tiến hành xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh Dẻ Trùng Khánh tại huyệnTrùng Khánhtổng diện tích 03 ha với hai phương thức trồng khác nhaulà trồng thuần loài 01 ha và trồng nông lâm kết hợpvới cây ngô 02 ha (nhằm tận dụng đất trong giai đoạn đầu khi cây Dẻ chưa khép tán).
    4. Đề xuất giải pháp nhằm khai thác, phát triển nguồn gen và phát triển thương hiệu cho cây Dẻ Trùng Khánh
     -  Điều tra đánh giá thị trường tiêu thụ của Dẻ Trùng Khánh.
     - Đề xuất giải pháp khai thác, phát triển nguồn gen, phương hướng phát triển thương hiệu cho cây Dẻ Trùng Khánh.
   5. Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nhân giống và trồng Dẻ Trùng Khánh.
     - Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng rừng Dẻ Trùng Khánh theo hướng thâm canh:Trên cơ sở tổng kết, đánh giá các nghiên cứu đã có, đồng thời dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài, kết hợp kế thừa các tài liệu đã có để xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống vô tính vàtrồng rừng Dẻ Trùng Khánh.
     - Tập huấn chuyển giao kỹ thuật nhân giống và trồng Dẻ Trùng Khánh: Mở 02 lớp tập huấn(01 lớp kỹ thuật nhân giống và01 lớp kỹ thuậttrồng thâm canh) chuyển giao kỹ thuật cho người dân theo phương pháp khuyến lâm, khuyến nông có sự tham gia để thực hiện các mô hình và phát triển kĩ thuật có sự tham gia (PAEM).  
 9. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
   1. Cây trội dự tuyểnDẻ Trùng Khánh.
   2. Vườn giống vô tính
   3. Mô hình trồng rừng thâm canh Dẻ Trùng Khánh.
   4. 08 báo cáo, gồm:
     - Tổng hợp về hiện trạng gây trồng Dẻ Trùng Khánh;
     - Bổ sung đặc điểm sinh vật học và lâm học của Dẻ Trùng Khánh;
     - Kết quả chọn lọc cây trội;
     - Kết quả nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng trong Dẻ Trùng Khánh;
     - Phân tích đa dạng di truyền Dẻ Trùng Khánh;
     - Kết quả thí nghiệm nhân giống Dẻ Trùng Khánh bằng phương pháp ghép;
     - Kết quả thí nghiệm nhân giống Dẻ Trùng Khánh bằng phương pháp giâm hom;
     - Giải pháp khai thác, phát triển nguồn gen, phương hướng phát triển thương hiệu cho cây Dẻ Trùng Khánh;
5. Tài liệu tập huấn kỹ thuật nhân giống và trồng Dẻ Trùng Khánh
6. Báo cáo tóm tắt và Báo cáo tổng kết đề tài
7. Bài báo trong nước
 
10. Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
     - Địa điểm dự kiến:
     - Kết quả nghiên cứu đề tài làm cơ sở dữ liệu cho Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng nông nghiệp các huyện trong việc phát triển nhân giống và trồng Dẻ Trùng Khánh.
     - Kết quả nghiên cứu của đề tài làm căn cứ để UBND tỉnh đưa ra được những giải pháp phát triển Dẻ Trùng Khánh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
     - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo nghiên cứu trồng Dẻ ăn quả trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và các tỉnh có điều kiện tự nhiên tương đồng.
     - Các sản phẩm nghiên cứu củađề tài là hiện vật được bàn giao lại cho các hộ dân trên địa bànđể tiếp tục theo dõi chăm sóc bảo vệđể hưởng lợi lâu dài, các sản phẩm là báo cáo khoa học sẽ được bàn giao lại cho Sở Khoa học và công nghệ Cao Bằng quản lý sử dụng theo qui định.
 
11. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 2018 - 2021)
 
12. Kinh phí được phê duyệt: 1.120.000.000 đồng, trong đó: Từ Ngân sách nhà nước: 1.000.000.000 đồng

Nguồn tin: Sở Khoa học và Công nghệ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 59

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 57


Hôm nayHôm nay : 12877

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 109096

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25282742

HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


CÔNG TÁC XUẤT BẢN















 

Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng