Trang nhất » Thành tựu phát triển

Ngành KH&CN tỉnh Cao Bằng 60 năm xây dựng và phát triển

Ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Cao Bằng được thành lập từ năm 1959, với các tên gọi là Ủy Ban khoa học và kỹ thuật, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, đến nay là Sở KH&CN. Trải qua 60 năm hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các thế hệ cán bộ làm công tác KH&CN tỉnh Cao Bằng đã nỗ lực cống hiến sức lực và trí tuệ cùng với cán bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đẩy mạnh hoạt động KH&CN phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương, từng bước hội nhập với sự phát triển chung của đất nước.
Ngành KH&CN tỉnh Cao Bằng 60 năm xây dựng và phát triển

Ngành KH&CN tỉnh Cao Bằng 60 năm xây dựng và phát triển

Nghiêm túc triển khai thực hiện các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương, trong 60 năm qua, hoạt động KH&CN của tỉnh đã có bước tiến đáng kể, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, đã tham mưu, trình và được UBND tỉnh phê duyệt ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách khuyến khích phát triển KH&CN địa phương; chú trọng thực hiện công tác quản lý Nhà nước về công nghệ thông qua việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tham mưu, thẩm định thiết bị công nghệ cho hàng chục dự án được đầu tư trên địa bàn tỉnh đảm bảo tiên tiến, phù hợp với địa phương và đang hoạt động hiệu quả, đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của tỉnh như : công nghệ luyện than cốc, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, công nghệ sản xuất ván sợi ép, thuỷ điện nhỏ …

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập ngày sâu rộng, Sở đã chú trọng đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, trong đó chú trọng thực hiện thông tin tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, góp phần tháo gỡ những vướng mắc của các doanh nghiệp, nhà quản lý trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp; chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm của tỉnh, đồng thời hỗ trợ kinh phí thực hiện xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của một số địa phương như: nhãn hiệu tập thể quýt Trà Lĩnh, nhãn hiệu tập thể miến dong Nguyên Bình, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hạt dẻ Trùng Khánh, …

Trên cơ sở các chương trình, định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, ngành KH&CN đã xác định được một số vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu, ứng dụng KH&CN để phát triển nông nghiệp chính là: tăng năng suất, chất lượng của các sản phẩm nông sản đặc thù của Cao Bằng; xác định các luận cứ khoa học cho việc quy hoạch, mở rộng diện tích sản xuất các phẩm nông sản có tiềm năng, lợi thế; nghiên cứu, phục tráng và phát triển các loại nông sản đặc sản của địa phương; hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm nông sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương hiệu, nâng cao vị thế và thâm nhập thị trường của nông sản Cao Bằng; ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm nông sản sạch có năng suất và chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Từ năm 2005 đến hết năm 2018, ngành KH&CN đã tổ chức triển khai gần 70 nhiệm vụ KH&CN liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh, tập trung vào các vấn đề trọng tâm nêu trên, qua đó đã thúc đẩy việc hình thành và phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đã và đang thâm nhập vào các thị trường lớn trong và ngoài nước, cụ thể như: 06 loại trà đạt tiêu chuẩn sạch, chất lượng cao gồm: chè xanh thơm, chè Mao Tiêm, chè Ôlong, chè sợi, hồng trà, chè Đông phương mỹ nhân của Công ty TNHH xây dựng miền Tây; nấm hương của Công ty TNHH thương mại và xây dựng Nguyệt Hà; khẩu sli Nà Giàng; Giảo cổ lam Cao Bằng; miến dong Nguyên Bình,…

Từ các công trình nghiên cứu ứng dụng KH&CN, năng suất và chất lượng của một số cây chủ lực của tỉnh được nâng cao như: Giống thuốc lá mới đã đạt 100% diện tích, các giống ngô lai 90% diện tích, lúa lai 65% diện tích, các giống mía chất lượng cao được đưa vào sản xuất, năng suất mía đạt trên 600 tạ/ha và sản lượng đạt 203.653 tấn/ha.

Đặc biệt, thông quan việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh hàng năm, tỉnh đã xác định được một số loại giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng của một số địa phương như: phát triển cây đậu xanh vụ hè thu trên đất nương rẫy; trồng khoai tây vụ đông tại huyện Hòa An và huyện Thông Nông; phát triển mô hình sản xuất nấm hương; lạc giống vụ hè thu L14; sản xuất rau và hoa ôn đới tăng thu nhập cho người dân khu vực Phia Đén (huyện Nguyên Bình) ...; đồng thời, ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống đối với nhiều loại cây trồng đặc hữu của địa phương như: cây dược liệu Thạch Hộc Thiết Bì; Lan Kim Tuyến; trồng thử nghiệm cây Ba Kích...

Bên cạnh những hoạt động nổi bật trên, công tác quản lý về an toàn bức xạ, quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng, ứng dụng tiến bộ KH&CN, thông tin và thống kê KH&CN được đẩy mạnh trong thời gian qua đã góp phần quan trọng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của KH&CN và đưa KH&CN thâm nhập vào cuộc sống một cách vững chắc.


Những đóng góp quan trọng của KH&CN đối với quá trình phát triển KT-XH địa phương đã được kiểm chứng qua thời gian, vì vậy hiện nay phát triển KH&CN đã được xác định là một trong năm giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt số 512/QĐ- TTg, ngày 11/4/2014. 

 

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 70

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 68


Hôm nayHôm nay : 13172

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 109391

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25283037

HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


CÔNG TÁC XUẤT BẢN















 

Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng