Trang nhất » PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN » Quy trình kỹ thuật một số loại vật nuôi

QUY TRÌNH THÚ Y PHÒNG BỆNH CHO VỊT SINH SẢN

Thứ năm - 19/11/2020 00:09
Quy trình kỹ thuật là kết quả dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh: “ Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ để phát triển chăn nuôi gia cầm phù hợp với điều kiện xã Trường Hà, huyện Hà Quảng”.
QUY TRÌNH THÚ Y PHÒNG BỆNH CHO VỊT SINH SẢN

QUY TRÌNH THÚ Y PHÒNG BỆNH CHO VỊT SINH SẢN

Quy trình
1. Vệ sinh chuồng trại
*) Vệ sinh và chuẩn bị chuồng trước khi đưa vịt vào nuôi
- Tẩy rửa vệ sinh toàn bộ khu vực chuông nuôi, phun thuốc sát trùng một trong các loại thuốc sau: ChloraminB 0,2%, Biocid 0,3%, Virkon 0,5%, Iodin 0,3% ..... quét vôi trắng nên chuồng, tường và hàng lang, để khô và phun lại lần cuối trước khi thả vịt vào nuôi 1 ngày, Nêu khu đã chăn nuôi thì phải có thời gian để trông chuồng ít nhất là 2 tuần.
- Các dụng cụ chăn nuôi như màng ăn, máng uống, cot quây phải được tẩy rửa, phun thuốc sát trùng, phơi nắng cho khô.
- Chất độn chuồng được phơi khô và sát trùng (chất độn chuồng là phoi bào hoặc trấu, rơm khô băm nhỏ...).
- Các thiết bị chăn nuôi như chụp sưởi, máng ăn, máng uống phải được sắp đăỵ sẵn trong quầy.
- Xung quanh chuồng phải chuẩn bị hệ thống bạt che, được phun khử trùng hoặc sông focmom và thuốc tím (17,5g thuốc tím + 35 ml focmon cho 1m khối chuồng nuôi).
- Phát quang cây cối xung quang kghu vực chăn nuôi, làm cở, phát quang bụi cây, khơi thông cống rãnh.
- Vệ sinh sân chơi, bãi chăn thả, phun thuốc khử trùng. Không sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc Bảo vệ thực vật trong khu vực bãi thả, khu chăn nuôi vịt,
*) Vệ sinh chuồng nuôi trong quá trình nuôi vịt
- Công việc hàng ngày
+ Kiểm tra đàn vịt thường xuyên để phát hiện những bất thường trong chuồng nuôi.
+ Vịt chết phải được thu gom và đưa vào nơi sử lý.
+  Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống trước khi cho vịt ănThay ngay chất độn chuồng, lót ổ đẻ khi bị ướt.
+  Cọ rửa hố sát trùng và thay nước sát trùng thường xuyên.
+ Quyét dọn vệ sinh nơi để thức ăn và đường đi vào chuồng trại.
-  Vệ sinh sát trùng chuồng nuôi hàng tuần
+ Phun xịt thuốc sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi tuần/lần.
+ Phát quang cây cối xung quang khu vực chăn nuôi, làm cỏ, phát quang bụi cây, khơi thông cống rãnh.
+ Sát trùng đệm lót, ổ đẻ.
-  Công việc hàng tháng
+ Thay toàn bộ chất đồn chuồng nếu cầnPhun xịt trừ bọ, mạt các loại.
+ Quyét vôi dọn vệ sinh trong và ngoài chuồng trại, trang thiết bị, dụng cụ chuồng nuôi.
+ Cọ rửa bồn, bể chứa nước.
-  Vệ sinh chuồng trại sau mỗi đợt nuôi
+ Bước 1: Tháo dỡ toàn bộ máng ăn, uống và dụng cụ chăn nuôi ra khỏi chuồng và ngâm vào bể nước trước khi cọ sạch.Dùng xẻng dọn chất độn chuồng trên bề mặt nền chuồng ra ngoài.
+ Bước 2: Rửa sạch chuồng nuôi, thành vách tường nhà, dụng cụ chăn nuôi sau khi được ngâm trong nước.
+ Bước 3: Tẩy rửa bằng nước xà phòng, quét nước vôi đặc kín nền chuồng, tường, hành lang chung quanh và rắc vôi bột khử trùng khu đất xung quanh chuồng nuôi.
+ Bước 4: Phun thuốc sát trùng với nồng độ cho phép toàn bộ nền, tường và khu vực xung quanh chuồng nuôi.
+  Bước 5: Để trống chuồng trong thời gian nhất định tối thiểu là 2 tuần trước khi nuôi đàn vịt lần sau, Dụng cụ chăn nuôi sau khi rửa sạch, để khô bằng phơi nắng rồi đưa cất giữ nơi khô ráo.
-  Sử dụng chất độn chuồng
      + Chất độn chuồng phải khô, mới.
      + Sát trùng toàn bộ chất độn chuồng trước khi thả vịt.
+  Không để chất độn chuồng ẩm ướt. Nếu ẩm phải thay thế ngay.
+ Đảo chất độn chuồng 1 tuần/lần.
Nên sử dụng một số chế phẩm sinh học để làm khô chất độn chuồng và giảm thiểu mùi hôi.
- Quy định về sử lý chất độn chuồng sau khi sử dụng (Phân vịt)
Sử dụng quy trình sử lý” Lên men hiếm khí sinh học”  như sau:
+  Toàn bộ phân vịt phải được đưa vào bao và buộc kín khi chuyên trở từ chuông nuôi tới nhà chứa phân.
+ Tại nhà chứa phân, phân vịt được làm ẩm 80 -90% sau đó chất đống và phủ bạt che kín.
+ Thời gian ủ phân tối thiểu là 10 ngày (Khi phủ bạt kín).
2. Phòng và trị bệnh
*) Kỹ thuật tiêm vác xin
Sau khi thực hiện các thủ tục láy vác xin vào bơm tiêm, thực tiện các kỳ thuật tiêm sau:
- Người bắt vịt phải nhẹ nhàng. Người tiêm đứng đối diện người bắt vịt, tay trái cầm đầu vịt, 2 ngón trỏ và ngón cái nắm da ở 1/3 trên của cổ vịt để tạo thành 1 nếp gấp, tay phải cầm ống chích chọc dọc theo nếp da gấp ở cổ vịt, cho kim xuyên qua da (tiêm dưới da) đồng thời tiêm thuốc vào.
- Tiêm hết 1 đàn thì thay kim tiêm đàn tiếp theo.
- Tiêm xong, tháo rời bơm tiêm, rửa sạch đun sôi cùng dụng cụ khác
- Vác xin tiêm còn thừa phải hủy bỏ
- Ghi sổ nhật ký tiêm phòng (ngày tiêm, giống vịt,số lượng, loại vác xin, lô vác xin, ngày sản xuất, hạn sử dụng..)
Lịch sử dụng vác xin
 
Ngày tuổi Vaccine Phòng bệnh Cách sử dụng
1-3 Viêm gan Viêm gan vi rút Tiêm dưới da cổ hoạc uống 0,2ml
7 Dịch tả vịt Dịch tả Tiêm dưới da cổ 0,2ml
15  H5N1 Cúm gia cầm Tiêm dưới da cổ 0,5 ml
35 Tụ huyết trùng Tụ huyết trùng Tiêm dưới da cổ 0,5 ml
42 H5N1 Cúm gia cầm Tiêm dưới da cổ 1 ml
60 Dịch tả vịt Dịch tả Tiêm dưới da cổ 0,2ml
145  H5N1 Cúm gia cầm Tiêm dưới da cổ 1 ml
155 Dịch tả vịt Dịch tả Tiêm dưới da cổ 0,2ml
165 Viêm gan Viêm gan vi rút Tiêm dưới da cổ 0,2ml
Sau 6 tháng H5N1 Cúm gia cầm Tiêm dưới da cổ 1 ml
*) Điều trị bệnh cho vịt bằng kháng sinh
Khi vịt bị ỉa chảy do vi khuẩn  E, Coli hoặc salmonella ta có thể điều trị cho vịt bằng kháng sinh cụ thể như sau:
 Dùng gentadox (Gentamicin + Doxycicllin) Oxtamix (Amoxycllin + colistin) liều 100mg/KgP liệu trình từ 3-5 ngày, kết hợp cho vitamin cho uống hoặc trộn thức ăn. Bệnh năng có thể tiêm Gentamicin 10mg/kgP trong 3 ngày liền. Kết hợp chăm sóc nuối dưỡng.

Tác giả bài viết: Gia (biên tập)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 89

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 86


Hôm nayHôm nay : 29818

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 37121

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23635022

HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


CÔNG TÁC XUẤT BẢN















 

Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng