Trang nhất » PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN » Quy trình kỹ thuật một số loại vật nuôi

HƯỚNG DẪN CHĂN NUÔI GÀ AN TOÀN SINH HỌC TRONG NÔNG HỘ

Chủ nhật - 08/11/2020 15:53
Chăn nuôi gà an toàn sinh học là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gà và mầm bệnh nhằm bảo đảm cho đàn gà được hoàn toàn khỏe mạnh và không bị dịch bệnh. Đây là giải pháp chăn nuôi hiệu quả, người dân nên tham khảo để áp dụng.
Chuồng trại nuôi phải khô ráo sạch sẽ. Ảnh: HN

Chuồng trại nuôi phải khô ráo sạch sẽ. Ảnh: HN

          1- Yêu cầu về con giống
          - Gà con phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không có khuyết tật (khèo chân, hở rốn, vẹo mỏ)
          - Chỉ mua gà giống các cơ sở chăn nuôi không có dịch bệnh, giống mới mua về phải nuôi cách ly với đàn cũ ít nhất 1 tuần
          - Nếu tự sản xuất con giống, không chọn gà trống gà mái nở ra trên cùng đàn để nuôi sinh sản
          - Gà sinh sản phải có ngoại hình đẹp, không có khuyết tật, dáng đi chắc khỏe.
          - Đối với gà trống: lông mượt, mào và tích to, mào đỏ rực.
          - Đối với gà mái: có khoảng cách xương lưỡi hái và xương hông rộng, lỗ huyệt to, ướt.

          2- Yêu cầu về chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi
          - Chuồng trại phải thoáng mát, khô ráo sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh tác động mạnh.
          - Nuôi gà trong nông hộ cần có chuồng, xung quanh vườn phải có hàng rào bao quanh; không được thả rông gà.
          - Chuồng nuôi phải cách ly với nhà ở, không nhốt chung gà trong khu chuồng nuôi trâu bò, heo và không nuôi chung với ngan, vịt.
          - Trước chuồng nuôi có khay hoặc hố sát trùng.
          - Không để các phương tiện đi lại (xe máy, xe đạp…) cạnh chuồng gà
          - Cần có đầy đủ máng ăn, máng uống. Nếu nuôi sinh sản phải có đủ ổ đẻ.

          3- Yêu cầu về thức ăn, nước uống
          - Nuôi gà nhốt hoàn toàn hoặc vừa nhốt vừa thả đều phải cho ăn thức ăn tinh hàng ngày theo nhu cầu dinh dưỡng của loại giống, lứa tuổi
          - Không cho gà ăn thức ăn mốc, thiu hoặc thức ăn có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đang bị dịch bệnh.
          - Không dùng thức ăn quá hạn sử dụng.
          - Không để đàn gà uống nước bẩn
          - Không cho gà uống nước lạnh dưới 80C hoặc nóng quá trên 300C

          4- Chăm sóc nuôi dưỡng
          - Chăm sóc gà con trong 2 tuần đầu:
          + Về nhiệt độ: phải đủ ấm; trong 3 ngày đầu nhiệt độ trong quây từ 32-350C, những ngày sau nhiệt độ giảm mỗi ngày 10C cho đến khi nhiệt độ đạt 20-250C. Hoặc có thể quan sát sự phân tán đàn gà trong quây để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp
          + Về ăn, uống: cho gà ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng: đạm 20-21% và năng lượng 2.900-3.100 Kcal/kg thức ăn.
          - Sau 2 tuần nếu thời tiết ấm có thể thả gà ra vườn có hàng rào bao quanh. Cung cấp đầy đủ nước sạch và một phần thức ăn tinh cho đàn gà.
          - Nếu nuôi gà sinh sản thì nhặt trứng ít nhất ngày 2 lần, bảo quản trứng nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ
          - Hàng ngày vệ sinh sát trùng máng ăn, máng uống sạch sẽ.
          - Trước khi vào khu vực nuôi gà người chăn nuôi phải rửa tay chân sạch sẽ và mặc quần áo bảo hộ.

          5- Vệ sinh phòng bệnh
          - Hạn chế người và động vật ra vào khu chăn nuôi, dùng lưới ngăn không cho gà tiếp xúc với chim hoang dã.
          - Định kỳ phun thuốc sát trùng trong và xung quanh chuồng nuôi.
          - Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh cho gà theo quy định.
          - Khi đàn gà có triệu chứng bỏ ăn, ủ rũ phải báo ngay cho nhân viên thú y. Nếu gà bị dịch cúm gia cầm thì không chữa trị mà phải tiêu hủy 100%.
          - Sau khi xuất bán gà, cần vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, vườn chăn thả.
          - Thu gom phân đánh đống ủ kỹ (từ 15-30 ngày) để tiêu diệt mầm bệnh.
          - Để trống chuồng ít nhất 15 ngày trước khi đưa đàn gà mới vào nuôi. Nếu bị dịch bệnh thì phải để trống chuồng ít nhất 3 tháng.

          6- Thực hiện “5 không”:
          - Không chăn thả rông gia cầm;
          - Không mua, bán gia cầm bị bệnh;
          - Không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc;
          - Không giấu dịch;
          - Không vứt xác gia cầm bừa bãi.

Nguồn tin: Cục Chăn nuôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 67

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 64


Hôm nayHôm nay : 29818

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 37277

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23635178

HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


CÔNG TÁC XUẤT BẢN















 

Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng