Nghiệm thu đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo mầm giàu gama-aminubutyric acid (GABA) từ nếp Pì Pất
- Thứ hai - 18/01/2021 15:16
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sáng ngày 18/01/2021, Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đã tổ chức Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh đề tài “ Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo mầm giàu gama-aminubutyric acid (GABA) từ nếp Pì Pất”. Đề tài do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Vân – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Quan Trắc và Dữ liệu tỉnh Cao Bằng, Chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.

Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất gạo mầm giàu GABA từ khâu sản xuất nguyên liệu đến đóng gói sản phẩm sữa gạo mầm từ gạo nếp Pì Pất.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, đề tài đã hoàn thành nội dung, mục tiêu đề ra: Để đánh giá chất lượng dinh dưỡng của nếp Pì Pất tại Cao Bằng, nhóm thực hiện đề tài đã thu thập mẫu nghiên cứu tại các xã: Vĩnh Quang, Hưng Đạo, Đề Thám và đã phân tích được thành phần dinh dưỡng của gạo nếp Pì Pất; khảo sát sơ bộ về khả năng nảy mầm, hàm lượng GABA của gạo nếp Pì Pất nảy mầm; xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ngâm của gạo, quá trình nảy mầm của gạo nếp Pì Pất đến hiệu suất nảy mầm và hàm lượng GABA; tối ưu hóa các điều kiện công nghệ của quá trình ủ nảy mầm để thu được gạo nếp Pì Pất có hàm lượng GABA cao nhất; thử nghiệm qui trình sản xuất gạo mầm Pì Pất qui mô 30kg/mẻ; xác định các điều kiện sơ chế gạo mầm phù hợp để bảo toàn được hàm lượng GABA trong quá trình bảo quản; nghiên cứu lựa chọn loại bao bì và các điều kiện bảo quản thích hợp cho gạo mầm giàu GABA từ gạo nếp Pì Pất; lựa chọn loại enzyme thích hợp cho quá trình dịch hóa, đường hóa; xác định các điều kiện tối ưu cho quá trình dịch hóa, đường hóa; công thức phối chế để tạo sản phẩm sữa gạo mầm; đồng hóa sữa gạo mầm; tiệt trùng sữa gạo mầm; đánh giá sự biến đổi chất lượng sữa gạo mầm ở các chế độ bảo quản khác nhau; xây dựng qui trình công nghệ sản xuất sữa gạo mầm giàu GABA từ gạo mầm Pì Pất; hoàn thiện các điều kiện công nghệ của quá trình đồng hóa và thanh trùng, tiệt trùng sữa gạo; sản xuất thử nghiệm 1.000 chai sản phẩm sữa gạo mầm giàu GABA từ gạo nếp Pì Pất; xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm sữa gạo mầm giàu GABA; đào tạo 03 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ.
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng nhất trí đánh giá: về chất lượng sản phẩm, giá trị khoa học, giá trị thực tiễn đạt yêu cầu và có tính ứng dụng trong thực tế; đáp ứng được yêu cầu số lượng, khối lượng, chủng loại sản phẩm theo đặt hàng. Tuy nhiên cần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện đầy đủ các nội dung đã thực hiện rõ hơn trong báo cáo; số liệu cần thống nhất; các văn bản pháp lý còn thiếu, đề nghị bổ sung thêm cho phù hợp; quy trình công nghệ, chất lượng của sản phẩm cần rõ ràng, chính xác; các văn bản cam kết trong quá trình chuyển giao công nghệ; cần tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình; bổ sung báo cáo tài chính của đề tài…
Với những kết quả đã đạt được, Hội đồng nhất trí nghiệm thu, đánh giá đề tài đạt loại “Đạt”./.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, đề tài đã hoàn thành nội dung, mục tiêu đề ra: Để đánh giá chất lượng dinh dưỡng của nếp Pì Pất tại Cao Bằng, nhóm thực hiện đề tài đã thu thập mẫu nghiên cứu tại các xã: Vĩnh Quang, Hưng Đạo, Đề Thám và đã phân tích được thành phần dinh dưỡng của gạo nếp Pì Pất; khảo sát sơ bộ về khả năng nảy mầm, hàm lượng GABA của gạo nếp Pì Pất nảy mầm; xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ngâm của gạo, quá trình nảy mầm của gạo nếp Pì Pất đến hiệu suất nảy mầm và hàm lượng GABA; tối ưu hóa các điều kiện công nghệ của quá trình ủ nảy mầm để thu được gạo nếp Pì Pất có hàm lượng GABA cao nhất; thử nghiệm qui trình sản xuất gạo mầm Pì Pất qui mô 30kg/mẻ; xác định các điều kiện sơ chế gạo mầm phù hợp để bảo toàn được hàm lượng GABA trong quá trình bảo quản; nghiên cứu lựa chọn loại bao bì và các điều kiện bảo quản thích hợp cho gạo mầm giàu GABA từ gạo nếp Pì Pất; lựa chọn loại enzyme thích hợp cho quá trình dịch hóa, đường hóa; xác định các điều kiện tối ưu cho quá trình dịch hóa, đường hóa; công thức phối chế để tạo sản phẩm sữa gạo mầm; đồng hóa sữa gạo mầm; tiệt trùng sữa gạo mầm; đánh giá sự biến đổi chất lượng sữa gạo mầm ở các chế độ bảo quản khác nhau; xây dựng qui trình công nghệ sản xuất sữa gạo mầm giàu GABA từ gạo mầm Pì Pất; hoàn thiện các điều kiện công nghệ của quá trình đồng hóa và thanh trùng, tiệt trùng sữa gạo; sản xuất thử nghiệm 1.000 chai sản phẩm sữa gạo mầm giàu GABA từ gạo nếp Pì Pất; xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm sữa gạo mầm giàu GABA; đào tạo 03 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ.
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng nhất trí đánh giá: về chất lượng sản phẩm, giá trị khoa học, giá trị thực tiễn đạt yêu cầu và có tính ứng dụng trong thực tế; đáp ứng được yêu cầu số lượng, khối lượng, chủng loại sản phẩm theo đặt hàng. Tuy nhiên cần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện đầy đủ các nội dung đã thực hiện rõ hơn trong báo cáo; số liệu cần thống nhất; các văn bản pháp lý còn thiếu, đề nghị bổ sung thêm cho phù hợp; quy trình công nghệ, chất lượng của sản phẩm cần rõ ràng, chính xác; các văn bản cam kết trong quá trình chuyển giao công nghệ; cần tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình; bổ sung báo cáo tài chính của đề tài…
Với những kết quả đã đạt được, Hội đồng nhất trí nghiệm thu, đánh giá đề tài đạt loại “Đạt”./.