Trang nhất » Tin tức sự kiện » Khoa học & đời sống

Phòng chống đói, rét cho đàn gia súc đúng cách

Thứ tư - 23/02/2022 04:19
Theo dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng và thuỷ văn Quốc gia, thời gian tới, thời tiết tiếp tục rét đậm, rét hại, vùng núi cao còn xảy ra hiện tượng băng giá. Để bảo vệ đàn gia súc, các cấp, ngành tiếp tục tăng cường chỉ đạo người dân chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống đói rét nhằm giảm thiểu thiệt hại gia súc bị chết rét và dịch bệnh. Tích cực hướng dẫn người dân tiêm phòng vắc xin, che chắn chuồng trại và đảm bảo thức ăn cho đàn vật nuôi trong những đợt rét đậm, rét hại. Để tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi, giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, người chăn nuôi cần quan tâm một số vấn đề sau:
Chủ động che chắn chuồng trại trong mùa đông, đảm bảo chuồng trại đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt nền chuồng. Dự trữ chất đốt: củi, trấu, mùn cưa để đốt, sưởi cho gia súc những ngày rét đậm, rét hại.

Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, nền chuồng phải khô ráo, không để gia súc nằm trên nền chuồng ẩm ướt; khuyến khích các hộ dân xây dựng hố ủ phân riêng, xây dựng hầm Biogas để tận dụng nguồn khí đốt sinh hoạt và bảo vệ môi trường.

Thức ăn đầy đủ, đảm bảo chất lượng và số lượng. Đặc biệt đối với gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê, ngựa), dễ bị thiếu thức ăn vì mùa đông, cây, cỏ phát triển chậm. Do đó, người chăn nuôi cần chủ động trồng, dự trữ thức ăn thô xanh như phơi khô, ủ chua cỏ, cây ngô, rơm và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Thông thường, lượng thức ăn thô, xanh cần cho 1 gia súc bằng khoảng 10%, lượng thức ăn tinh bằng 1% khối lượng cơ thể. Những gia súc chưa quen ăn thức ăn tinh thì cần cho gia súc ăn ít một, tăng dần đến 1% (trong khoảng 5 - 7 ngày). Khi nhiệt độ xuống thấp hơn 1oC thì nhu cầu năng lượng tăng thêm 1 - 2%. Tuỳ đối tượng vật nuôi, điều kiện thời tiết, có thể điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Dùng bao tải gai, bạt, bao tải dứa để giữ ấm cho đàn gia súc, đặc biệt đối với trâu, bò, ngựa không cho làm việc trong những ngày rét đậm, rét hại. Tẩy giun, sán, chủ động dùng vắc - xin phòng bệnh theo lịch trình hoặc hướng dẫn của cơ quan thú y để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Thường xuyên quan sát đàn vật nuôi để sớm phát hiện, cách ly những vật nuôi ốm, yếu ra khỏi đàn; điều trị và xử lý nếu cần thiết.

Hướng dẫn nguời chăn nuôi vỗ béo trâu, bò già để bán trước khi vào  các đợt rét;  không để người dân thả rông vật nuôi trong những ngày nhiệt độ xuống dưới 120C. Khi có sương muối, băng giá phải để tan sương hoặc có ánh nắng mới cho gia súc ra khỏi chuồng (cho gia súc uống nước ấm trước khi thả ra khỏi chuồng). Đối với những gia đình sống ở vùng cao, không có chuồng trại đảm bảo cần chủ động di chuyển ngay vật nuôi xuống vùng thấp để tránh rét.

Tác giả bài viết: P.H

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

CÔNG TÁC XUẤT BẢN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 93

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 92


Hôm nayHôm nay : 13639

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 109858

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25283504















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng