Tổng kết Chương trình định hướng hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã
Thứ ba - 12/05/2020 14:09
Nhiều sản phẩm của tỉnh đã được hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu để xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ
Thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU, ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về định hướng hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã giai đoạn 2016-2020, đến nay, số lượng và chất lượng của doanh nghiệp và hợp tác xã đã có bước phát triển mới, quy mô ngày càng mở rộng, góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, từng bước khẳng định rõ vai trò của doanh nghiệp và hợp tác trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nhằm cụ thể hoá mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đề ra, Tỉnh uỷ Cao Bằng đã ban hành Chương trình định hướng hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã giai đoạn 2016-2020, Chương trình được thực hiện đã khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể. Từng bước nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, vị trí, lợi ích và tầm quan trọng của kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể trong phát triển KT-XH tại địa phương.
Qua 5 năm thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã thành lập mới được 684 doanh nghiệp, vượt 36,8% mục tiêu của chương trình, tăng 51% so với giai đoạn 2011-2015; thành lập mới được 141 hợp tác xã, vượt 88% mục tiêu của chương trình, tăng 25,9% so với giai đoạn 2011-2015. Ước đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 1.650 doanh nghiệp, 356 hợp tác xã; trong đó, có khoảng 680 doanh nghiệp, 78 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, dịch vụ thương mại và du lịch. Giải quyết việc làm cho 60.000 lao động, thu nhập bình người lao động khối doanh nghiệp đạt 4 triệu đồng/ người/ tháng, hợp tác xã đạt trên 3,8 triệu đồng/người/tháng. Nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 ước đạt 3.305 tỷ đồng, trung bình 9,5%/năm.
Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm từ 10-30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định đối với đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh, cấp phép quy hoạch, cấp phép xây dựng, đất đai, tài nguyên, thuế, hải quan… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động. Tỉnh đã ban hành các quyết định công bố TTHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, niêm yết công khai, đầy đủ, đúng quy định trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, đạt 100%.
Tổ chức gặp gỡ đối thoại doanh nghiệp, nhà đầu tư theo chuyên đề ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc điểm từng ngành để nâng cao hiệu quả, hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ Hành chính công của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân giải quyết TTHC.
Công tác xây dựng, rà soát, ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh phát triển, đầu tư kinh doanh, như: Chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư; Chính sách hỗ trợ liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp;… Kết quả, giai đoạn 2016-2020, đã có 158 dự án đầu tư được cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 20.000 tỷ đồng, nâng tổng số dự án trên địa bàn tỉnh lên trên 300 dự án với số vốn đăng ký trên 40.000 tỷ đồng. Đặc biệt, thu hút đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, thu hút thêm được 40 dự án với tổng vốn đăng ký trên 6.600 tỷ đồng; tính đến hết năm 2020, tổng số dự án đầu tư vao fnon gnghiệp toàn tỉnh lên 70 dự án, với tổng số vốn đăng ký hơn 8.000 tỷ đồng…
Phát huy hiệu quả nguồn vốn các Quỹ để hỗ trợ cho doanh nghiệp, HTX phát triển, như: Tỉnh đã bố trí 10 tỷ đồng để thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp và HTX với số vốn ban đầu là 5 tỷ đồng do ngân sách nhà nước cấp, đến hết năm 2019, đã giải ngân cho 16 HTX thành viên vay vốn với số tiền 4,7 tỷ đồng; có 09 HTX vay vốn với s tiền 1,4 tỷ đồng từ Quỹ cho vay giải quyết việc làm nguồn từ Liên minh HTX Việt Nam. Bằng nguòn vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới đã hỗ trợ doanh nghiệp, HTX cấp tỉnh thực hiện 12 dự án, cấp huyện thực hiện 68 dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm các loại cây trồng, vật nuôi ưu thế của tỉnh,…
Bên cạnh kết quả đã đạt được, việc thực hiện Chương trình định hướng hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, HTX còn có hạn chế: Số lượng daonh nghiệp, HTX thành lập nhiều nhưng khả năng trụ vững và phát triển chưa cao; sự gia tăng số lượng của doanh nghiệp, HTX chưa gắn với sự đột phá về chất lượng phát triển, đa dạng hoá cơ cấu doanh nghiệp còn hạn chế; phần lớn doanh nghiệp tư nhân là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có quy mô lao động thấp, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu; số lượng doanh nghiệp, HTX và các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ít; thu hút đầu tư vào du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương.
Với những kết quả đã đạt được cũng như hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình, Tỉnh ta đã xác định được một số bài học kinh nghiệm, như: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự hỗ trợ trong quản lý điều hành của Nhà nước đối với việc định hướng hỗ trợ và phát triển DN, HTX; Chú trọng công tác tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện đến các cấp, các ngành, doanh nghiệp, HTX và người dân; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể trong phát triển KT-XH; Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của doanh nghiệp, HTX cũng như vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Có giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo tăng về số lượng và chất lượng, khơi thông nguồn vốn, có giải pháp kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và kinh doanh hiệu quả; Nâng cao chất lượng đỗi ngũ cán bộ, không ngừng cải tiến, đổi mới phong cách, phương pháp làm việc; Các chính sách cảu nhà nước phải đồng bộ và bố trí đủ nguồn lực để thực thi; Cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh…
Tác giả bài viết: HH