Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao
Thứ hai - 10/08/2020 23:36
Sau 08 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TU, ngày 02/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng về lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao (TDTT) đến năm 2020, nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vị trí, vai trò tác dụng của TDTT đã có sự chuyển biến căn bản, các hoạt động TDTT được đẩy mạnh, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nâng cao sức khỏe và thể lực cho nhân dân, phục vụ công tác học tập, lao động sản xuất và sẵn sàng chiên đấu bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động TDTT quần chúng trên địa bàn tỉnh được mở rộng
Thông qua việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhận thức về vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền đối với công tác TDTT được nâng lên. Công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học có chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất, trang thiểt bị dạy học, nhà tập, sân tập cho học sinh được quan tâm đầu tư; hằng năm, tiến hành rà soát, mua bổ sung bảo đảm cho tổ chức dạy và học. Đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất (GDTC) được tạo điều kiện để học tập và nâng cao trình độ ở tất cả các cấp học đã đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo (cụ thể: trong tổng số 145 giáo viên GDTC cấp Tiểu học có 127 giáo viên có trình độ Cao đẳng và Đại học; 202/202 giáo viên GDTC cấp THCS có trình độ Cao đẳng và Đại học; 59/59 giáo viên GDTC cấp THPT có trình độ Đại học. Các Câu lạc bộ TDTT trong trường học được thành lập và duy trì hoạt động; nhiều nội dung tập luyện được đưa vào các chương trình ngoại khóa, đặc biệt là chương trình tập luyện phát triển môn Bóng rổ, Bóng đá, Câu lông. Việc thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khoá trong trường học được 100% số trường thực hiện theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hoạt động thể thao trong trường học được tổ chức thường xuyên, như: Giải điền kinh học sinh, Hội khỏe Phù Đổng, các trò chơi dân gian được lồng ghép vào các hoạt động lễ hội tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút nhiều học sinh tham gia. Thông qua các hoạt động thể thao trường học, các giải thể thao đã phát hiện, giới thiệu, bồi dưỡng những em học sinh có năng khiếu về thể thao bổ sung cho lực lượng vận động viên tiêu biểu của tỉnh tham gia các giải thể thao khu vực và toàn quốc. Tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ VIII năm 2012, đoàn vận động viên học sinh Cao Bằng đạt 08 huy chương các loại (trong đó: 03 huy chương (HC) Vàng, 04 HC Bạc, 01 HC Đồng), xếp thứ 35/63 đoàn tham gia trong cả nước; Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc làn thứ IX năm 2016 khu vực I tại tỉnh Phú Thọ, Đoàn Cao Bằng đã đạt 13 huy chương các loại (trong đó: 04 HC Bạc, 09 HC Đồng)…
Hoạt động TDTT quần chúng được mở rộng, chất lượng tổ chức các hoạt động TDTT ngày càng được nâng cao, các hình thức tập luyện như: Chạy, đi bộ, bóng chuyền hơi, cầu lồng, bóng bàn, bóng đá, thể dục dưỡng sinh, quần vợt... và nhiều hình thức thể thao giải trí khác được đẩy mạnh và phát triển, đi vào nề nếp. Cùng với môn TDTT hiện đại, nhiều môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian được bảo tồn và phát triển như: Bắn nỏ, Tung còn, Kéo co, Đẩy gậy, Võ cổ ừuyền... đặc biệt là môn Lày cỏ ngày càng thu hút đông đảo người dân tham gia.
Hoạt động TDTT trong cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động được phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong 05 năm, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã tổ chức hơn 330 giải thi đấu với hơn 27.680 lượt người tham gia. Đoàn Thanh niên các cấp đã thu hút 60-70% đoàn viên thanh niên tham gia hoạt động TDTT. Hằng năm, Tỉnh đoàn Thanh niên đã phối hợp, chỉ đạo, tổ chức giải Việt dã, giải Bóng chuyền thanh niên toàn tỉnh, thu hút trên 2.420 lượt người tham gia. Ngoài ra, Nhà thiếu nhi tỉnh còn mở nhiều lớp năng khiếu thể thao như: Võ thuật, Bóng bàn, Cờ vua... thu hút và tạo sân chơi lành mạnh cho thanh, thiếu nhi. Hoạt động TDTT trong lực lượng vũ trang được chú trọng, trong đó quan tâm phát triển công tác TDTT phong trào và phong trào rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn trong lực lượng vũ trang. Toàn tỉnh đã thành lập được 112 câu lạc bộ người cao tuổi với nhiều loại hình, thu hút được trên 3.000 người tham gia và thường xuyên duy trì, luyện tập; có 05 Câu lạc bộ liên thế hệ giúp nhau với 315 người tham gia. Phong trào TDTT cho người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm thực hiện, góp phần thực hiện tốt các chính sách xã hội.
Cấp uỷ và chính quyền các cấp đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng TDTT công cộng, tiến hành khảo sát lại quy hoạch đất cho hoạt động TDTT. Trung tâm Đào tạo, thi đấu Thể thao và Nghệ thuật của tỉnh đã được đầu tư cơ sở vật chất như: Sân vận động, sân quần vợt, bể bơi, sân bóng đá cỏ nhân tạo, nhà tập luyện và thi đấu thể thao... Tại trung tâm các xã, phường, thị trấn, các thôn, xóm và các khu dân cư đã chú trọng đầu tư xây dựng Nhà văn hóa xã và sân chơi, bãi tập phục vụ hoạt động TDTT; một số cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã xây dựng được nhà tập luyện và thi đấu cầu lông, bóng bàn, sân bóng chuyền, sân quần vợt... Đặc biệt, một số ngành xây dựng được nhà tập luyện đa năng như: Công an tỉnh, Trường Cao đẳng Sư phạm, Trường THPT Chuyên. Đến nay, toàn tỉnh có 76 câu lạc bộ thể thao; số người tập thể thao thường xuyên đạt 28,7%, số gia đình thể thao ngày càng tăng, đạt 18,5%.
Công tác đào tạo tài năng thể thao, huấn luyện viên thể thao được quan tâm. Số lượng vận động viên tập trung tập luyện tại Trung tâm Đào tạo, thi đấu Thể thao và Nghệ thuật của tỉnh là 22 lớp với 220 vận động viên với các môn: Khiêu vũ thể thao, Điền kinh, Võ Vovinam, Bóng rổ, cầu lông, Pencaksilat, Võ Muay, Karatedo, Cờ vua, Bóng bàn, Võ Boxing, Quần vợt...Từ năm 2016 đến năm 2019, các vận động viên của tỉnh đã tham gia thi đấu 60 giải khu vực, toàn quốc và đạt 215 huy chương (gồm: 56 HC Vàng, 84 HC Bạc, 75 HC Đồng). Đặc biệt có 03 vận động viên cấp Kiện tướng, 55 lượt vận động viên đạt đẳng cấp cấp I quốc gia.
Từ năm 2012 đến nay, các cấp, các ngành đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, phát triển các tổ chức xã hội về TDTT, tăng cường hợp tác quốc tế. Việc gỉao lưu TDTT với các địa phương của nước bạn Trung Quốc được chú trọng đẩy mạnh. Trong 05 năm (2011 - 2015), tỉnh đã cử 06 đội tuyển tham gia thi đấu giao hữu với các xã biên giới Trung Quốc nhân dịp các ngày lễ, kỷ niệm hằng năm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, qua đó tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân và vận động viên hai nước, đồng thời trao đôi, học tập kinh nghiệm về phương pháp huấn luyện, xây dựng và phát triển phong trào TDTT.
Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực TDTT được quan tâm triển khai đồng bộ gắn với Chương trình cải cách hành chính của tỉnh bước đầu đã thu được một số kết quả, nhất là trong công tác tuyển chọn, đào tạo vận động viên thành tích cao, công tác tổ chức thi đấu, công tác đánh giá... Từ năm 2012 đến năm 2013 đã triển khai thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh về "Nghiên cứu tiêu chuẩn tuyển chọn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn và đào tạo vận động viên một số môn thể thao trọng điểm của tỉnh Cao Bằng".
Đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, cộng tác viên làm công tác TDTT được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn. Đến hết năm 2019, đội ngũ làm công tác TDTT trên địa bàn tỉnh có 428 người, trong đó, có 02 người có trình độ trên đại học, chiếm 0,5%; 277 người có trình độ đại học, chiếm 64,7%; 131 người có trình độ cao đẳng, chiếm 30,6%; 18 người có trình độ trung cấp, chiếm 4,2%.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phong trào TDTT trên địa bàn tỉnh chưa đào tạo được nhiều tài năng thể thao; điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ phục
vụ cho quần chúng nhân dân tập luyện TDTT còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; Diện tích đất dành cho hoạt động TDTT ở cơ sở còn ít so với nhu câu của nhân dân; Chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường vẫn còn hạn chê, đặc biệt là chương trình ngoại khóa; Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực TDTT chưa đáp ứng được so với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay; Chưa xây dựng được chính sách thu hút nhân tài thể thao; thiếu nguồn vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài có trình độ cao...
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả phong trào TDTT trên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp cần chú trọng công tác đánh giá trình hình thực tế, tìm giải pháp khắc phục tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT, trong đó nên quan tâm tham khảo thực hiện các giải pháp như:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể đối vói công tác TDTT, đặc biệt là thể thao ở cơ sở. Chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trọng tài, vận động viên, huấn luyện viên và cán bộ làm công tác thể thao. Thường xuyên rà soát, xây dựng quy hoạch TDTT ở từng địa phương, đơn vị.
Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, chính quyên, đoàn thê xã hội và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ vị trí, vai trò, tác dụng của TDTT; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh.
Ba là, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực TDTT, gắn nhiệm vụ phát triển TDTT với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các cấp, các ngành, theo phương châm “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Bốn là, đẩy mạnh công tác xã hội hóa TDTT, phát triển các tổ chức xã hội TDTT, đầu tư cơ sở vật chất, các hình thức dịch vụ hoạt động TDTT đáp ứng nhu cầu cho người tập. Đa dạng hình thức, hợp tác khai thác các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp TDTT từ các tổ chức, cá nhân.
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời nắm bắt những kết quả, hạn chế, yêu kém để từ đó đề ra các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hoạt động TDTT hiệu quả.
Tuấn Nhã