Trang nhất » Tin tức sự kiện » Học tập đưa Nghị quyết vào cuộc sống

Phát triển du lịch góp phần quan trọng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Thứ hai - 06/04/2020 20:46
Cao Bằng là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài nước, có bề dày lịch sử và nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều di sản sản văn hóa phi vật thể độc đáo, thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa bản địa. Phát triển du lịch được tỉnh xác định là một trong 3 khâu đột phá trong phát triển kinh tế xã hội địa phương và ban hành nhiều chương trình, kế hoạch phát triển du lịch, trong đó có Chương trình số 10-CTr/TU ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về Phát triển Du lịch giai đoạn 2016 - 2020.
Kế hoạch thực thi Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo quyết liệt

Kế hoạch thực thi Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo quyết liệt

Chương trình Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020 là một trong 6 chương trình trọng tâm của Tỉnh ủy. Thời gian qua, Chương trình được các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị tích cực, chủ động triển khai gắn với thực hiện nhiệm vụ của ngành, địa phương, đơn vị. Thông qua việc thực hiện Chương trình, công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường, hạ tầng du lịch được tập trung phát triển, trong đó: công tác quy hoạch khu, điểm du lịch trọng điểm được triển khai phù hợp với quy hoạch chung, làm cơ sở kêu gọi đầu tư và triển khai xây dựng các hạng mục phục vụ hoạt động du lịch như: Khu du lịch sinh thái Phia Oắc - Phia Đén, Khu du lịch thác Bản Giốc ... Việc triển khai Kế hoạch thực thi Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo quyết liệt.

Các hồ sơ xếp hạng di tích, công nhận danh hiệu được chú trọng triển khai hiệu quả, di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt; Đôi chuông Chùa Viên Minh và Đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố; Bia Ma nhai Ngự chế của Vua Lê Thái Tổ, xã Bình Long, huyện Hòa An được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia; Lễ hội Nàng Hai, xã Tiên Thành, huyện Phục Hòa và Nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục Di sản phi vật thể quốc gia.

UBND tỉnh thành lập CVĐC Non nước Cao Bằng với diện tích 3.072 km2 với trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo trong đó có nhiều điểm di sản địa chất có giá trị tầm cỡ quốc tế. Ngày 12/4/2018, CVĐC Non nước Cao Bằng được Hội đồng chấp hành UNESCO thông qua Nghị quyết công nhận là CVĐC toàn cầu. Danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO đã có những đóng góp rất tích cực cho phát triển dulịch của tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là trong thay đổi tư duy nhận thức cộng đồng về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản gắn với phát triển du lịch bền vững, tăng cường hiệu ứng quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh, góp phần tích cực trong việc thu hút khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế; khuyến khích thúc đẩy phát triển các mô hình, loại hình dịch vụ du lịch (du lịch cộng đồng, homestay, phát triển hệ thống đối tác CVĐC..) phục vụ khách du lịch, gắn với việc phát triển du lịch bền vững, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tính đến tháng 02/2020, trên địa bàn tỉnh có tổng số 256 cơ sở lưu trú, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm 2016; có 07 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế, tăng 16,7% so với năm 2016. Tổng số hướng dẫn viên du lịch: 25 người, tăng 38,8% so với năm 2016 (18 người), trong đó 10 quốc tế; 15 nội địa.

Việc triển khai các đề án, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại một số khu, điểm du lịch trọng điểm và có tiềm năng du lịch của tỉnh được thực hiện hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch. Trong đó đáng chú ý là việc xây dựng 3 tuyến du lịch trong vùng CVĐC: Tuyến Du lịch phía Tây “Khám phá Phia Oắc - vùng núi của những đổi thay”  (huyện Nguyên Bình); Tuyến du lịch phía Bắc “Hành trình về nguồn cội” (gồm huyện Hòa An và Hà Quảng); Tuyến Du lịch phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ xở thần tiên” (gồm 4 huyện: Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang); Phê duyệt, triển khai Phương án kết nối giao thông các khu điểm du lịch và cửa khẩu trong tỉnh...
Công tác xúc tiến quảng bá du lịch ngày càng được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú thông qua việc đăng tải các thông tin về tiềm năng du lịch địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh, kết hợp với tổ chức, đăng cai các chương trình sự kiện lớn như: Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc tại Cao Bằng (năm 2018); Lễ đón nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; Công bố Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 huyện Thạch An là di tích quốc gia đặc biệt gắn với Chương trình du lịch qua những miền di sản Việt Bắc (năm 2018) ...

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa được bảo tồn và tập trung khai thác phục vụ du lịch như: tổ chức Lễ hội về nguồn Pác Bó; Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc; Nâng cấp Lễ hội Thanh Minh tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên thành Lễ hội gắn kết làng nghề truyền thống. Một số địa phương cũng quan tâm nâng cao chất lượng tổ chức các lễ hội như Bảo Lạc tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc và Chợ tình phong lưu, Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô và Lễ mừng cơm mới...

Nhằm cải thiện môi trường, tạo cảnh quan các điểm đến, thu hút khách du lịch, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai xã hội hóa trồng cây xanh, cây cảnh và các loài hoa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, phong cảnh tại các điểm di tích, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Tính đến hết năm 2019, đã trồng hơn 10.000 cây, hoa các loại tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng, hiện đang tiếp tục triển khai trong năm 2020.

Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch, trong những năm gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được quan tâm, tăng cường. Hiện nay, tổng số nhân lực du lịch là 2.028 người, tăng 121,7% so với năm 2016; số qua đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ du lịch là: 512 người, tăng 177,5% so với năm 2016; chiếm 25,2 %/tổng số nhân lực; số có khả năng sử dụng ngoại ngữ là: 71 người, chiếm 3,5 %/tổng số nhân lực, tăng 80,5% so với 2016.

Trên cơ sở thực hiện đồng bộ các nội dung trên, du lịch Cao Bằng đã thu hút được lượng khách du lịch này càng lớn. Năm 2019, lượng khách quốc tế đến Cao Bằng đạt: 185.040 lượt, tăng 63,4% so với năm 2018, vượt 146,7% so với mục tiêu Chương trình Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020; Khách nội địa đạt: 1.364.306 lượt, tăng 22% so với năm 2018, vượt 66,4% so với mục tiêu Chương trình; Doanh thu du lịch đạt 480,570 tỷ đồng, tăng 32,27% so với năm 2018; Thu nhập xã hội từ du lịch trên 1.057 tỷ đồng, vượt 151,7% so với mục tiêu. Tỷ trọng du lịch ước chiếm 2,68 % tổng GDP toàn tỉnh, ước đạt 89,33% so với mục tiêu Chương trình. Năm 2020: Do ảnh hưởng của dịch covid - 19, tình hình phát triển du lịch trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, lượng khách ước đạt trên 1,3 triệu lượt, giảm 16,1% so với năm trước; trong đó khách Quốc tế trên 170 nghìn lượt, giảm 8,1%; Khách nội địa trên 1,1 triệu lượt, giảm 19,37. Doanh thu ước đạt 400 tỷ đồng giảm 16,8%; Thu nhập xã hội ước đạt hơn 880 tỷ đồng. Tỷ trọng GDP du lịch ước chiếm 1,8 % tổng GDP toàn tỉnh.

Kết quả từ việc thực hiện Chương trình phát triển du lịch đã góp phần tạo thêm động lực tăng trưởng kinh tế và đóng góp tích cực vào thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tổ chức thực hiện Chương trình Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020 tồn tại một số hạn chế như: Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng cao; Công tác quản lý quy hoạch, công tác bảo tồn, bảo vệ các di sản văn hóa, cảnh quan du lịch có nhiều bất cập; Nhận thức của cán bộ, đảng viên, người dân địa phương về du lịch, nhất là tại các vùng phát triển khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh chưa thực sự được nâng cao; Nguồn lực đầu tư cho du lịch còn hạn chế, chưa ương xứng với nhu cầu; Một số đề án, dự án triển khai chậm; Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn hạn chế, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập; Các sản phẩm gắn với hoạt động du lịch chưa phong phú, đa dạng và chưa có sự khác biệt; Nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực; Chưa xây dựng ban hành được các cơ chế chính sách đặc thù, ưu tiên, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch vùng CVĐC Non nước Cao Bằng và trên địa bàn tỉnh...

Để khắc phục những hạn chế trên và phát triển du lịch đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch; chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tế; quan tâm nghiên cứu, định hướng các sản phẩm du lịch đặc sắc nhằm thu hút khách du lịch, tăng doanh thu du lịch, nâng dần tỷ trọng du lịch trong cơ cấu ngành dịch vụ của tỉnh và tăng cường phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra trong các hoạt động du lịch.

Hữu Nghĩa



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

CÔNG TÁC XUẤT BẢN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 67


Hôm nayHôm nay : 19736

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 518787

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23422823















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng