Trang nhất » Tin tức sự kiện » Giáo dục - Y tế

Suy tĩnh mạch chi dưới

Thứ tư - 16/12/2015 14:06
Bệnh suy giảm tĩnh mạch chi dưới làm cho các tĩnh mạch của chi dưới bị giãn to và nổi rõ, ngoằn ngoèo dưới da như những “gân xanh”. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, do hormon sinh dục nữ oestrogen và do thai nghén (thai phát triển to chèn ép vào tĩnh mạch gây ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch). Ngoài ra, bệnh còn liên quan tới một số yếu tố khác: đứng nhiều, béo phì, ít hoạt động.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chi dưới ở giai đoạn đầu thường mờ nhạt, lúc ẩn, lúc hiện. Người bệnh có biểu hiện như ngứa chân, mỏi chân, đau chân, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều. Vào đêm, có hiện tượng vọp bẻ, cảm giác kiến bò trong ống chân. Lúc này, các mạch máu chưa nổi lên nên chúng ta thường lơ đi, và suy nghĩ rằng: nghỉ ngơi rồi sẽ khỏe lại. Ở giai đoạn tiếp theo sẽ có biểu hiện rõ hơn giai đoạn đầu. Các hiện tượng như: chân bị phù, phù ở mắt cá hoặc bàn chân, khi mang giày hoặc dép có cảm giác chật hơn bình thường, các mạch máu nổi lên trên da và thành từng búi. Kiểm tra độ phù bằng cách ấn ngón tay vào và xuất hiện vết lõm của ngón tay trên da. Các tĩnh mạch lúc này bị giãn có thể nhỏ hơn 1 mm, giãn tĩnh mạch mạng nhện ở vùng đùi, đường kính của tĩnh mạch giãn này nhỏ hơn 1 mm; giãn tĩnh mạch mạng nhện nhỏ hơn 1 mm và giãn tĩnh mạch lưới nhỏ hơn 3 mm ở mặt sau vùng đùi. Không chỉ vậy, màu sắc da sẽ bị đổi, khác với màu da thường, đen sậm hơn. Lúc này ta sẽ dễ nhận ra vì nó hiện rõ trên da, mất đi tính thẩm mỹ.

Về điều trị, có 3 phương pháp. Phổ biến nhất là mang vớ ép nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, giảm đường kính lòng tĩnh mạch để tăng khả năng lưu thông máu. Cách thứ hai là dùng các thuốc làm vững bền thành mạch như: Daflon: thuốc làm giảm tính căng giãn của tĩnh mạch và làm giảm ứ trệ ở tĩnh mạch (2 viên/ngày, chia làm 2 lần vào buổi trưa và tối trong các bữa ăn); Rutin C: thuốc bền vững thành mạch (2 viên/ngày); Veinamitol (2 viên/ngày)... nhưng phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu. Một số thầy thuốc chuyên khoa còn áp dụng phương pháp tiêm gây xơ tại chỗ với các thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu... Phương pháp thứ ba là phẫu thuật lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn.

Để hạn chế giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân cần lưu ý: mang vớ thun hoặc một loại băng thun có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn. Tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, hoặc đi giày cao gót. Khi nằm nên kê chân cao 10 - 15 cm. Tập hít thở sâu và làm tăng sức bền của thành mạch máu bằng cách tập thể dục. Không nên đứng gần nơi có nhiệt độ cao như bếp than, củi cháy to... Không sưởi chân, ngâm chân vào nước nóng (nước lạnh làm co tĩnh mạch, nóng làm giãn tĩnh mạch). Nếu quá béo thì cần giảm trọng lượng. Ăn các thực phẩm giàu vitamin, dùng nhiều chất xơ để tránh táo bón.


 
BS. Lê Trung Ngân

Nguồn tin: www.khoahocphothong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

CÔNG TÁC XUẤT BẢN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 73

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 72


Hôm nayHôm nay : 6222

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 650229

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23554265















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng