Trang nhất » Tin tức sự kiện » Giáo dục - Y tế

Cao Bằng không ngừng củng cố, phát triển kết quả phổ cập giáo dục và xóa mù chữ

Thứ hai - 06/09/2021 09:58
Với mục tiêu phát triển bền vững giáo dục để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của đất nước giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập, trong những năm qua, công tác phổ cập giáo dục (PCGD) và xóa mù chữ ( XMC) được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đưa vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quyết tâm thực hiện, qua đó đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và kết quả của năm trước không ngừng được củng cố và phát triển ở năm sau.
Học sinh dân tộc thiểu số đến trường và duy trì sĩ số hằng năm đạt trên 99%

Học sinh dân tộc thiểu số đến trường và duy trì sĩ số hằng năm đạt trên 99%

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác PCGD và XMC, hằng năm, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn các cấp triển khai công tác tuyên truyền tới các thôn bản, khu dân cư và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh về PCGD và XMC bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với thực tiễn, qua đó đã đạt được những kết quả thiết thực, giúp nhân dân hiểu hơn và đồng tình tham gia thực hiện công tác PCGD và XMC.

Trong 10 năm qua, từ các nguồn lực của Trung ương và của tỉnh, việc củng cố, phát triển kết quả PCGD, XMC được tỉnh ưu tiên, chú trọng đúng mức. Quan tâm, ưu tiên đầu tư ngân sách và huy động các nguồn lực để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học, thiết bị, đồ dùng nhà ăn, nhà bếp và nhà ở nội trú cho các trường phổ thông dân tộc bán trú nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện cho học sinh vùng khó khăn được học tập tốt hơn- đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức của các đối tượng học sinh, nâng dần chất lượng kết quả PCGD theo các mức độ đối với các đơn vị cấp xã, cấp huyện. Đồng thời, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được quan tâm, cơ bản thực hiện nghiêm túc nhất là các giáo viên, nhân viên công tác ở vùng dân tộc và học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường có học sinh bán trú. Hằng năm, tỉ lệ học sinh hoàn thành Chương trình tiểu học vào học các trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện chiếm hơn 30%; học sinh tốt nghiệp THCS vào học trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh chiếm hơn 8%. Nhờ đó, công tác PCGD, XMC luôn được củng cố, duy trì vững chắc theo từng mức độ. Tỉ lệ đạt các tiêu chuẩn PCGD, XMC hằng năm đều tăng.

Công tác PCGD trên địa bàn tỉnh trong 10 năm qua đã được thực hiện đồng bộ ở các cấp học và đạt được những kết quả quan trọng.

Công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi  (PCGDMNTNT) được chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt từ tỉnh tới cơ sở. Tháng 12/2015, toàn tỉnh có 190/199 đơn vị cấp xã (95,48%), 13/13 đơn vị cấp huyện (100%) đạt chuẩn PCGDMNTNT. Được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn PCGDMNTNT. Tháng 12/2017, toàn tỉnh có 197/199 đơn vị cấp xã (99%), 13/13 đơn vị cấp huyện (100%) đạt chuẩn PCGDMNTNT. Tháng 12/2020, toàn tỉnh có 161/161 đơn vị cấp xã (100%), 10/10 đơn vị cấp huyện (100%) duy trì đạt chuẩn PCGDMNTNT.

Đối với công tác PCGD tiểu học: Năm 2011, toàn tỉnh có 196/199 đơn vị cấp xã đạt PCGD, chống mù chữ (CMC); 142/199 đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi; có 06/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi. Tháng 10/2012, tỉnh Cao Bằng được Bộ Giaó dục và Đào tạo (GD&ĐT) công nhận PCGD tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1. Năm 2016, toàn tỉnh có 199/199 đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGD tiểu học (170/199 đơn vị cấp xã đạt chuẩn mức độ 1; 27/199 đơn vị cấp xã đạt chuẩn mức độ 2); 13/13 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGD tiểu học (07/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn mức độ 1; 06/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn mức độ 2) đến tháng 12/2017, tỉnh Cao Bằng được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn PCGDT tiểu học mức độ 2. Tháng 12/2020, toàn tỉnh có 01/161 đơn vị cấp xã đạt chuẩn mức độ 2; 160/161 đơn vị cấp xã đạt chuẩn mức độ 3; 10/10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn mức độ 3. Tháng 12/2020, Cao Bằng được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3, đây là mức độ phổ cập cao nhất đối với bậc tiểu học và Cao Bằng là tỉnh đầu tiên trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đạt mức độ phổ cập này.

Đối với công tác PCGD THCS: Năm 2011, toàn tỉnh có 196/199 đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGD THCS; 13/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGD THCS. Năm 2016, toàn tỉnh có 199/199 đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGD THCS; 13/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGD THCS (11/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn mức độ 1; 02/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn mức độ 2), đến tháng 12/2017, tỉnh Cao Bằng được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1. Tháng 12/2020, toàn tỉnh có 161/161 đơn vị cấp xã; 10/10 đơn vị cấp huyện duy trì và giữ vững đạt chuẩn PCGD THCS (04/10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn mức độ 1, 05/10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn mức độ 2, 01/10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn mức độ 3).

Với đặc điểm là một tỉnh có nhiều xã miền núi, biên giới có điều kiện đặc biệt khó khăn, người dân chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ chưa cao, chính quyền địa phương các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực để nâng cao trình độ tiếng Việt, giảm tỉ lệ lưu ban và bỏ học đối với học sinh ở những vùng khó khăn, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số, qua đó đã huy động học sinh dân tộc thiểu số đến trường và hằng năm duy trì sĩ số đạt trên 99%; tỉ lệ chất lượng giáo dục được nâng lên từ 89% học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt lên 98% (giai đoạn 2018 - 2020), tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học chỉ còn chiếm 0,9%. Tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học các cấp học giảm hằng năm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác PCGD và XMC trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, tồn tại một số hạn chế như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu nhiều so với nhu cầu; tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp; chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa chuyển biến chậm; một bộ phận học sinh tốt nghiệp THCS không tiếp tục học lên THPT, học nghề; tỉ lệ học sinh bỏ học còn cao; điều kiện sinh hoạt, chế độ tiền lương, thu nhập của giáo viên, đặc biệt giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giáo viên dạy ở các điểm trường còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến đến công tác PCGD, XMC trên địa bàn tỉnh; Một số ít người dân ở vùng cao còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách của Đảng và Nhà nước...

Trong thời gian tới, để tiếp tục củng cố và phát triển các kết quả PCGD và XMC đã đạt được, các cấp, các ngành, nhất là ngành GD&ĐT cần triển khai áp dụng những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện có hiệu quả PCGD và XMC thời gian qua; tiếp tục quan tâm làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về vai trò quan trọng của công tác PCGD đến mọi tầng lớp nhân dân; gắn PCGD, XMC với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Xây dựng trường chuẩn quốc gia”, “Xây dựng nông thôn mới”; thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, học sinh, đặc biệt là giáo viên, học sinh ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn; khen thưởng, động viên kịp thời đối với các học sinh, giáo viên, tổ chức và cá nhân có thành tích trong dạy và học, trong thực hiện công tác PCGD, XMC; nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng đa dạng hóa nội dung, chương trình, hình thức học tập, xây dựng môi trường giáo dục văn hóa, lành mạnh, thân thiện, dân chủ để thu hút học sinh đến trường, giảm thiểu tối đa tình trạng học sinh bỏ học.../.

Tác giả bài viết: Hữu Nghĩa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

CÔNG TÁC XUẤT BẢN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 76

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 75


Hôm nayHôm nay : 5765

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 649772

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23553808















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng