Phát triển hợp tác xã nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình
Thứ năm - 09/12/2021 03:32
Sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ngày càng phát triển về số lượng, chất lượng và đóng góp tích cực vào tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế địa phương, nhất là kinh tế nông nghiệp - nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững.
Toàn cảnhHội nghị trực tuyến Tổng kết 20 thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và Tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 trong lĩnh vực phi nông nghiệp
Thông qua việc đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về các cơ chế, chính sách liên quan đến việc phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, nhận thức của người dân, doanh nghiệp về tổ chức sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã ngày càng được nâng lên. Số lượng hợp tác xã thành lập mới tăng nhanh, bước đầu hình thành 01 liên hiệp hợp tác xã; quy mô và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã được cải thiện; nhiều hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tăng quy mô số lượng thành viên, tài chính và mở rộng phạm vi hoạt động.
Tính đến hết tháng 11/2021, toàntỉnh Cao Bằngcó 386 HTX (tăng 8,1 % so với cùng kỳ năm 2020). Thành lập mới 39hợp tác xã, đạt 260% kế hoạch năm; 01 Liên hiệp hợp tác xã thành lập mới; kết nạp mới 19 thành viên hợp tác xã, bằng 190% kế hoạch.
Sau hơn 10 năm thực hiện theo Luật Hợp tác xã 2012, đến nay toàn tỉnh có 274/386 hợp tác xã được tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012, đạt 71 %.
Tổng số vốn điều lệ: 825 tỷ đồng, tăng 10 % so với cùng kỳ; số vốn đăng ký bình quân trên một hợp tác xã là 2,1 tỷ đồng.Số hợp tác xã giải thể: 16 hợp tác xã bằng 55 % so với cùng kỳ;
Các HTX hoạt động trong các lĩnh vực như: Nông lâm nghiệp và dịch vụ nông nghiệp; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Sản xuất vật liệu xây dụng và xây dụng; Thuơng mại, dịch vụ; Giao thông vận tải; Dịch vụ vệ sinh môi trường.
Toàn tỉnh có 536 tổ, nhóm hợp tác với khoảng 7.300 thành viên. Với tính chất là tổ chức kinh tế tập thể, ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, các hợp tác xã đã thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển thông qua các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, bên cạnh các hoạt động chủ yếu là phục vụ các nhu cầu kinh tế, đời sống của xã viên, hộ xã viên, các hợp tác xã còn tạo ra lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ không nhỏ để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. Ngoài ra, đã phát huy được vai trò xã hội trong việc giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động; tiếp tục đề cao lối sống vì cộng đồng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư; thực hiện tốt việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Các hợp tác xã chuyển đổi và thành lập mới được thực hiện theo quy định của Luật hợp tác xã 2012, bộ máy quản lý điều hành gọn nhẹ, linh hoạt. Nhiều Hợp tác xã đã tạo được các mối liên kết và mở rộng quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, sản xuất bền vững. Từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao giá trị sản phẩm
Trong giai đoạn 2001-2021, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình HTX kiểu mới hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều HTX chuyên ngành được ưu tiên tập trung phát triển để tạo ra sản phẩm, như: Sản xuất hàng nông sản như: Nấm hương, Lạp sườn, Chanh dây, Dâu Tây, Dưa lưới, Miến dong, Nho hạ đen ... Một số HTX đã tìm được hướng đi phù hợp, phát triển sản xuất kinh doanh gắn với sản phẩm có lợi thế, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chú trọng thị trường đầu ra và định hướng phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm. Đây thực sự là hướng đi có hiệu quả trong xây dựng HTX kiểu mới, điển hình là HTX Ba Sạch Hưng Đạo, Tân Việt Á, HTX Tâm Hòa (Thành phổ Cao Bằng); HTX Miến dong Án Lại (Hòa An), HTX miến dong Thành Công, HTX miến dong Phia Đén (Nguyên Bình); HTX Vạn Phúc (huyện Hòa An, HTX Trường Thịnh (Nguyên Bình), HTX Hợp Nguyên (Bảo Lạc, HTX Quang Long (Hạ Lang) là một trong những HTX hoạt động hiệu quả trên nhiều lĩnh vực:
Khai thác vật liệu cát, sỏi, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và kinh doanh vận tải đáp ứng nhu cầu thị trường. Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát thường xuyên tuyên truyền cho các thành viên nâng cao nhận thức về Luật HTX năm 2012, vận động nhiều người cùng tham gia góp vốn điều lệ để trở thành thành viên HTX. Trong quá trình hoạt động, các HTX luôn chú trọng bảo toàn nguồn vốn để mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX tăng theo từng năm.
Trong lĩnh vực nông nghiệp có một số HTX điển hình theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị góp phần phát triển các sản phẩm hàng hóa ưu thế của tỉnh, nhất là sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp như: HTX Ba sạch Hưng Đạo, HTX Thắng Lợi (xã Xuân Hòa, huyện Hà Quảng); HTX An Thịnh (xã Lưu Ngọc, huyện Trùng Khánh); HTX Nông lâm và dịch vụ An Bình (xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh); HTX Bảo Hưng (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng).
Từ năm 2020 đến nay, mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng các hợp tác xã luôn cao tinh thần vượt khó, quyết tâm, nỗ lực thích ứng với tình hình mới, duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, Tỉnh đã triển khai quyết liệt các biện pháp và chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hiệu quả công tác tiêm vắc-xin COVID-19. Triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách hỗ các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID - 19. Theo đó, hoạt động lưu thông hàng hoá trên địa bàn toàn tỉnh Cao Bằng cơ bản ổn định, đảm bảo nguồn cung các hàng hóa thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. Nhiều hợp tác xã chế biến sản phẩm có sự tăng trưởng tốt.
Tỉnh Cao Bằng đã quyết liệt triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn do bị tác động bởi đại dịch Covid-19 theo sự chỉ đạo của Chính phủ, qua đó góp phần quan trọng trong việcđảm bảo ổn định kinh tế, an sinh xã hội tại địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhiều hợp tác xã sản xuất kinh doanh bị đình trệ, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, khó khăn trong chi trả các khoản chi phí cho người lao động như trả lương, bảo hiểm; Các chuỗi cung ứng trong hợp tác xã bị đứt gãy. Nhiều hợp tác xã khó khăn trong việc trả lãi vay đúng hạn, dẫn đến tình trạng nợ xấu, khó có thể tiếp cận các khoản vay mới; Chi phí giá cả đầu vào, chi phí vận chuyển tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, đội chi phí giá thành sản xuất...
Với mục tiêu, tập trung thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng thể của các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, chính quyền địa phương đã xác định một số giải pháp trong tâm như: Tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia; ưu tiên mọi nguồn lực để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19, tạo điều kiện cho các hợp tác xã ổn định tình hình sản xuất kinh doanh; Phổ cập tiêm vaccine cho người dân, nhất là người lao động trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; Tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã ổn định sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập cho lao động địa phương;.../.
Tác giả bài viết: Nguyệt Quế