Ngày 11/01/2022, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP năm 2021. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Trung Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Hội nghị; các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021.
Trên cơ sở đề nghị của UBND thành phố và các huyện (Nguyên Bình, Bảo Lạc, Quảng Hòa, Hòa An, Thạch An, Hà Quảng, Trùng Khánh) về việc đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2021. Cơ quan thường trực Hội đồng (Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh), Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đã tổ chức 02 cuộc họp thẩm định 35 hồ sơ OCOP cấp tỉnh năm 2021 vào ngày 02/12/2021 và ngày 31/12/2021 gồm: 04 nhóm sản phẩm. Trong đó: Thực phẩm: 26 sản phẩm; Đồ uống: 03 sản phẩm; Đồ gia dụng: 03 sản phẩm; dịch vụ du lịch nông thôn: 03 sản phẩm. Với 23 tổ chức, hộ gia đình (chủ thể), trong đó: 10 Hợp tác xã; 04 doanh nghiệp; 09 hộ gia đình, cá nhân.
Trong khuôn khổ Hội nghị, các thành viên của Hội đồng đã trực tiếp tham quan và thảo luận về các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cảm quan, tính độc đáo, tiêu chuẩn sản phẩm, phân phối tại thị trường, việc tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm. Cơ chế hỗ trợ khuyến khích việc thực hiện phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm; truy xuất nguồn gốc; quy trình chế biến, hướng dẫn cách sử dụng; nhãn hiệu; địa chỉ; logo; thị trường tiêu thụ để cho các Doanh nghiệp, Hợp tác xã phát triển tốt nhất.

Tại Hội nghị, các thành viên Hội đồng đã đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP chấm điểm sản phẩm theo tiêu chí quy định. Kết quả chấm điểm, Hội đồng đã chọn ra: 03 sản phẩm đạt 4 sao gồm: Sản phẩm Chiếu trúc và Chiếu trúc hoạt hóa của Chủ thể Công ty TNHH một thành viên 688, sản phẩm Lan’s Homestay của Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Thác Bản Giốc; 32 sản phẩm đạt 3 sao gồm: Sản phẩm miến dong Cao Bằng, Bánh chưng Cao Bằng – Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phan Hoàng; Sản phẩm cao thực vật thiên nhiên Xỏm Đeng, tinh dầu nguyên chất Phjắc Chặc, Cao thực vật nguyên chất Khổ Qua rừng – của HTX Thương mại – Dịch vụ - Nông nghiệp Phương Anh; Sản phẩm Gạo Nhật Cao Bằng – của Công ty TNHH Một thành viên Nông nghiệp Hòa An; Sản phẩm cơm cháy Huy Hoàng – của hộ gia đình Nguyễn Thị Thùy; Sản phẩm Mế Farmstay – của hộ kinh doanh Triệu Thị Trầm; Sản phẩm dao
Phúc Sen – của Hộ kinh doanh Nông Văn Sơn,…
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí đồng chí Nguyễn Trung Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Chương trình OCOP có vai trò quan trọng, là động lực để đẩy mạnh phát triển sản phẩm thế mạnh của địa phương. Tuy nhiên, cần phải triển khai từng bước, đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả của sản phẩm; các chủ thể cần tiếp tục hoàn thiện và cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm, nhãn hàng hóa; quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm; Đối với 35 sản phẩm của các cơ sở sản đạt yêu cầu sản phẩm OCOP năm 2021 tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để các sản phẩm sớm trước ngày 20/11/2022 để Hội đồng trình UBND tỉnh cấp chứng nhận OCOP của địa phương. 24 sản phẩm OCOP được công nhận năm 2020 giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá lại các tiêu chuẩn của sản phẩm,...