Trang nhất » Tin tức sự kiện » Chính trị KT-VH-XH

Ban hành Kế hoạch thực hiện nội dung đột phá về phát triển nông nghiệp thông minh, theo hướng sản xuất hàng hoá đặc hữu gắn với chế biến giai đoạn 2022-2025

Thứ năm - 21/04/2022 13:40
Ban Chỉ đạo thực hiện các nội dung đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 vừa ban hành Kế hoạch số 09-KH/BCĐ, ngày 24/3/2022 thực hiện nội dung đột phá về phát triển nông nghiệp thông minh, theo hướng sản xuất hàng hoá đặc hữu gắn với chế biến giai đoạn 2022-2025, trong đó đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp giai đoạn 2020-2025 đạt trên 3,5%/năm.
Phát triển vùng nguyên liệu cây Thạch Đen tại huyện Thạch An phụ vụ xuất khẩu ra thị trường ngoài nước

Phát triển vùng nguyên liệu cây Thạch Đen tại huyện Thạch An phụ vụ xuất khẩu ra thị trường ngoài nước

Việc xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện nội dung đột phá về phát triển nông nghiệp thông minh, theo hướng sản xuất hàng hoá đặc hữu gắn với chế biến giai đoạn 2022-2025 nhằm quán triệt và chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó xác định các hoạt động cụ thể, thời hạn hoàn thành, sản phẩm và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
 
Mục tiêu của Kế hoạch là: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó quy hoạch các vùng để ổn định sản xuất; vùng phát triển sản xuất tập trung các cây trồng, vật nuôi đặc hữu; xây dựng một số dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông tin phù hợp với các loại cây trồng vật nuôi; phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm có năng suất, chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật VietGap, GlobalGap, hữu cơ,… và có sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu, nhu cầu trong và ngoài tỉnh, đồng thời phục vụ cho việc xuất khẩu; tạo bước đột phá trong tăng trưởng ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh.

Nhiệm vụ giai đoạn 2022-2025 Ban Chỉ đạo lựa chọn nội dung đột phá trong nông nghiệp được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như: Khuyến khích Nhân dân cải tạo vườn tạp hình thành các mô hình chuyên canh và thu hút đầu tư liên kết chặt chẽ sản xuất với công nghệ bảo quản, chế biến thị trường tiêu thụ, từng bước ứng dụng công nghệ cao vào các khâu trong quy trình sản xuất một số cây ăn quả đặc hữu, có giá trị kinh tế cao:

Đầu tư và thu hút đầu tư để hình thành ít nhất 03 dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh; Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa đặc hữu với việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ( OCOP), đến năm 2025 phấn đấu có 5 sản phẩm chủ lực đạt 4 sao và 120 sản phẩm 3 sao cấp tỉnh; Định hướng vùng trồng và mở rộng diện tích một số cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cây hạt dẻ Trùng Khánh 700 ha, cây Lê 320 ha, cây thuốc lá trên 1.000 ha, cây Thạch đen 500 ha. Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án chăn nuôi và xây dựng nhà máy chế biến sữa công nghệ cao, thông minh; khuyến khích đầu tư phát triển đàn Trâu, Bò thịt quy mô hộ gia đình, trang trại; thu hút các dự án đầu tư phát triển đàn Lợn nái, Lợn thịt theo hướng chăn nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao với quy mô khoảng 10.000 con. Khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư trồng rừng có giá trị kinh tế cao cây Trúc sào 1.200 ha tại huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc; cây Hồi 500 ha, cây Quế 1.800 ha tại các huyện Nguyên Bình, bảo Lạc, bảo Lâm, Thạch An và từng bước phát triển cây Mắc ca khoảng 600 ha tại các huyện Hòa An, Hạ Lang, Thạch An, Quảng Hòa, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm.

Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch thực hiện nội dung đột phá về phát triển nông nghiệp thông minh, theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến đạt hiệu quả, Ban Chỉ đạo đã đề ra một số giải pháp:

Giải pháp về giống, vật tư nông nghiệp và kỹ thuật: Xây dựng một số vườn ươm giống cây trồng nông, lâm nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam tại huyện Hòa An, Thạch An, Trùng Khánh và Bảo Lạc cung cấp giống chất lượng tốt cho người dân, doanh nghiệp. Hỗ trợ chi phí mua giống, phân bón cho các hộ trồng cây hạt dẻ, Lê, Thuốc lá, Thạch đen, Trúc sào, Hồi, Quế, Mắc ca; Hỗ trợ lãi suất vốn vay mua giống vật nuôi cho các hộ chăn nuôi Trâu, Bò; Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng các cơ sở bảo quản nông sản để bảo quản các sản phẩm liên kết tiêu thụ cho người dân; Hướng dẫn việc áp dụng các quy trình kỹ thuật trồng các cây trồng đề ra trong Kế hoạch hoặc xây dựng các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản,…

Giải pháp về đất đai: Rà soát diện tích đất phù hợp với các loại cây trồng đặc sản, đặc hữu, vùng trồng nguyên liệu để định hướng thành Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện; Thực hiện chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất để phát triển trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao kết hợp bảo vệ rừng; Tuyên truyền, nắm thông tin về nhu cầu cần chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh để kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư thực hiện các dự án phát triển nông, lâm nghiệp.

Giải pháp về liên kết tiêu thụ sản phẩm: Khuyến khích, xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất khép kín, tập trung phát triển sản xuất các sản phẩm có cùng lợi thế để tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đồng nhất về chất lượng. Tập trung vào khâu chế biến các sản phẩm, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; Triển khai các biện pháp bắt buộc các bên tham gia liên kết phải thực hiện nghiêm túc quyền và nghĩa vụ của mình trong các hợp đồng liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp,…

Giải pháp về xây dựng thương hiệu, truy suất nguồn gốc sản phẩm: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, các hoạt động tư vấn phản biện xã hội, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu đối với các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản để xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm; Hỗ trợ 30 sản phẩm/ năm để thực hiện hỗ trợ chất lượng sản phẩm (VietGAP, GlobalGAP, Hữu cơ, an toàn…); truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bao bì, nhãn mác, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi đối với các sản phẩm đặc hữu của tỉnh đảm bảo điều kiện lưu thông trên thị trường và xuất khẩu; Tổ chức quản lý phần mềm Agrolink.vn “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị tỉnh Cao Bằng” để hỗ trợ kết nối, liên kết nhà nông, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước trong nghiên cứu, sản xuất, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

Giải pháp về xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp: Tham gia các diễn đàn, hội thảo, các sự kiện xúc tiến đầu tư trong nước và ngoài nước để cung cấp thông tin, chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp của tỉnh. Trực tiếp gặp gỡ, giới thiệu, mời gọi một số doanh nghiệp có tiềm năng đến nghiên cứu, đăng ký đầu tư vào lĩnh vự nông, lâm nghiệp; Tổ chức các cuộc đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã để có giải pháp tháo gỡ những bất cập khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp. Tăng cường tìm kiếm, xúc tiến các nhà đầu tư phát triển cây Hồi, Quế, Trúc Sào, Mắc ca hoặc khuyến khích đầu tư bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.

Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân giới thiệu, giao thương các sản phẩm nông sản, đặc sản chất lượng; Xây dựng các gian hàng trên cổng thông tin giao dịch điện tử của tỉnh để quảng bá các sản phẩm đặc sản, đặc hữu của tỉnh như: Lê, hạt dẻ, Thạch đen, cây Thuốc lá, sản phẩm OCOP; Đưa các sản phẩm thịt lợn, thịt bò vào cửa hàng, siêu thị trong và ngoài tỉnh; các sản phẩm gia công, chế biến thịt lợn, thịt bò xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc,…

Giải pháp về cơ chế chính sách: Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị định của Chính phủ về cơ chế, chính sách phụ vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, ngày 09/9/2015 về cơ chế chính sách bảo vệ phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP, ngày 07/9/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015; các cơ chế chính sách của các Chương trình mục tiêu quốc gia; Tiến hành sơ kết, đánh giá tính phù hợp, hiệu quả của các chính sách đã ban hành để sửa đổi, bổ sung những quy định không phù hợp, những bất cập trong tổ chức thực hiện và bổ sung các cơ chế, chính sách mới đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu đầu tư, thu hút đầu tư các dự án, các mô hình nông nghiệp thông minh và đẩy mạnh đột phá về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến; Ban hành chính sách hỗ trợ các chủ thể sản xuất đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao trở lên mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường, thương mại hóa sản phẩm,…/.

Tác giả bài viết: HK

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

CÔNG TÁC XUẤT BẢN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 92

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 90


Hôm nayHôm nay : 5632

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 649639

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23553675















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng