Trang nhất » Tin tức sự kiện » CNTT - viễn thông

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước

Thứ sáu - 21/12/2018 10:09
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã được triển khai hiện trong những năm qua. Qua đó góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống cơ quan Nhà nước. Các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở chú trọng công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các kế hoạch, cơ chế, chính sách của tỉnh để đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thông tin cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Sở KH&CN đã đẩy mạnh ứng dụng phần mềm để luân chuyển văn bản, xử lý công việc trong nội bộ.

Sở KH&CN đã đẩy mạnh ứng dụng phần mềm để luân chuyển văn bản, xử lý công việc trong nội bộ.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, có 100% các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố đều đã có trang thông tin điện tử phục vụ cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước. Hầu hết các cơ quan, đơn vị có trang hoặc cổng thông tin đã thành lập Ban biên tập và Quy chế quản trị, cập nhật thông tin. Việc cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị đã được quan tâm thực hiện nội dung “Cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử theo quy định tại Nghị định số 43/201l/NĐ-CP” đã được đưa vào tiêu chí đánh giá, chấm điểm mức độ ứng dụng CNTT cũng như chỉ số cải cách hành chính hàng năm nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Năm 2018, toàn tỉnh có 1.432 TTHC của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có 1067 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết cấp sở, ngành, 237 TTHC thuộc cấp huyện và 128 TTHC thuộc cấp xã. Mức độ trực tuyến được cung cấp gồm: Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2: 1.432 dịch vụ; tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: 944 dịch vụ, ước tính cả năm đạt trên 200 hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết theo hình thức trực tuyến ở mức độ 3.
Các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng CNTT trong việc tiếp nhận, xử lý và trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC. Trong đó có 20/20 cơ quan cấp tỉnh, 13/13 UBND câp huyện, thành phố đã triển khai ứng dụng, cấp xã chưa triển khai ứng dụng. Ước tính năm 2018 đạt tỷ lệ 31% hồ sơ TTHC được tiếp nhận qua hệ thống thông tin một cửa điện tử. Việc ứng dung CNTT trong họat động nội bộ đã được các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh thực hiện, thông qua ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành để trao đổi văn bản và xử lý công việc, 100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đã triển khai sử dụng. Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành đạt 88%; tỷ lệ văn bản đến qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành đạt 91%; tỷ lệ văn bản đi qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành đạt 70%. Ứng dụng Chữ ký số trong việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước bước đầu được triển khai, có 17/20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có 5/13 UBND các huyện, thành phố đã công bố triển khai sử dụng, thực hiện ký số với mức độ khác nhau. Hiện nay việc ký số trên văn bản điện tử mới chỉ thực hiện bằng chứng thư số của tổ chức, chưa áp dụng được việc ký số bằng chứng thư số cá nhân. Các cơ quan, tổ chức nhà nước đến cấp xã đã được cấp tài khoản phục vụ trao đổi công việc với 3.157 tài khoản người dùng, tỷ lệ cán bộ công chức được đăng ký cấp hòm thư điện tử công vụ là 53%, trong đó có 46% cán bộ công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ phục vụ trao đổi công việc.
Mạng Internet công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và của các cơ quan nhà nước. Đến nay hơn 80% số xã có thể kết nối Internet tốc độ cao, các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến huyện đều được kết nối internet tốc độ cao mạng nội bộ đáp ứng cơ bản yêu cầu trao đổi thông tin, truy cập internet và phục vụ nhu cầu công việc. Tỉ lệ cán bộ công chức được trang bị máy tính tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố đạt 89%, tỉ lệ cán bộ công chức được trang bị máy tính tại UBND các xã, phường, thị trấn đạt 55%. Tỉ lệ máy tính có kết nối Internet tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đạt 99%; tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố đạt 97%; tại UBND các xã, phường, thị trấn đạt 95%. Mạng truyền dữ liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối từ trung tâm tỉnh đến các huyện, thành phố và các sở, ngành, sẵn sàng đáp ứng các dịch vụ về ứng dụng và khai thác dữ liệu của các cơ quan.
Trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước vẫn còn những hạn chế như: Mặc dù hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc đã triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến đến cấp xã, tuy nhiên, mức độ ứng dụng phần mềm để luân chuyển văn bản, xử lý công việc trong nội bộ ở một số cơ quan còn hạn chế; Hệ thống thông tin một cửa điện tử đã triển khai tới các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện có cung cấp TTHC, hệ thống có khả năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, nhưng đến thời điếm hiện tại các TTHC chủ yếu được giao dịch trực tiếp tại bộ phận một cửa sau đó nhập thông tin vào phần mềm, các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 có số lượng hồ sơ giao dịch trực tuyến phát sinh rất ít…. Vì vậy cần tăng cường phối hợp với doanh nghiệp trong công tác triển khai ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước; áp dụng phương thức thuê dịch vụ CNTT trong đầu tư, triển khai ứng dụng; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức, viên chức; gắn trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị với việc ứng dụng và phát triển CNTT trong đơn vị, địa phương.
BLB.
         
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

CÔNG TÁC XUẤT BẢN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 52

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 43


Hôm nayHôm nay : 11760

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 93909

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25267555















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng