Trang nhất » Tin tức sự kiện » CNTT - viễn thông

Cao Bằng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển và hội nhập

Thứ sáu - 26/04/2019 16:17
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ, trong thời gian qua, Cao Bằng đã quan tâm đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin trên các lĩnh vực và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, góp phần phát triển KT-XH địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Sở KH&CN đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào phục vụ công tác quản lý, điều hành.

Sở KH&CN đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào phục vụ công tác quản lý, điều hành.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, cấp ủy, chính quyền và các cấp, các ngành đã từng bước chú trọng hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý, điều hành; 100% cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể được ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành phục vụ công tác chuyên môn, trao đổi công việc qua mạng; 100% sở, ban, ngành, UBND các huyện, Thành phố triển khai, ứng dụng hệ thống một cửa điện tử giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); 100% cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, UBND các huyện, Thành phố có trang thông tin điện tử; cung cấp được trên 20 dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 trở lên.

Các cơ quan nhà nước đã quan tâm bố trí nhân lực cho ứng dụng CNTT, phân công công chức phụ trách công tác ứng dụng CNTT của cơ quan. 100% sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố đã phân công công chức phụ trách công tác ứng dụng CNTT; 63% cán bộ phụ trách CNTT có trình độ chuyên môn về CNTT từ đại học trở lên; 72% cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước đã qua đào tạo và sử dụng thành thạo máy tính, các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn.

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin trong cơ quan nhà nước làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển CNTT được quan tâm: 99% cán bộ, công chức tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, Thành phố có máy tính sử dụng trong công việc; 59% cán bộ, công chức tại UBND các xã, phường, thị trấn được trang bị máy tính; hệ thống máy chủ được đầu tư để triển khai các ứng dụng dùng chung. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối từ trung tâm tỉnh đến các huyện, thành phố để phục vụ hội nghị trực tuyến của tỉnh. Mạng lưới băng thông rộng cố định được mở rộng đến cấp xã, khu dân cư; mạng di động được phổ biến hầu hết trên địa bàn tỉnh. Mạng Internet đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và các cơ quan nhà nước, tỷ lệ xã kết nối internet băng rộng đạt 99%. Các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến huyện đều được kết nối Internet tốc độ cao, mạng nội bộ đáp ứng cơ bản yêu cầu trong đổi thông tin, truy cập internet và phục vụ nhu cầu công việc.

Hệ thống dịch vụ hành chính công - Một cửa điện tử của tỉnh triển khai theo mô hình một hệ thống tập trung tới các sở, ban, ngành và UBND huyện, Thành phố. 100% TTHC được cập nhật, đăng tải trên hệ thống. Cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết TTHC trực tiếp tại bộ phận một cửa, thông qua dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật và trực tuyến tại Hệ thống dịch vụ hành chính công - Một cửa điện tử của tỉnh.

Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã triển khai ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, như: Tài chính – kế toán, tài sản, nhân sự, tiền lương, lập dự toán và quyết toán,… xây dựng và phát triển các website bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Toàn tỉnh có 21 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, phân phối các sản phẩm, dịch vụ CNTT, chưa có doanh nghiệp nào sản xuất sản phẩm phần cứng, điện tử, sản xuất sản phẩm phần mềm…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc ứng dụng và phát triển CNTT còn có hạn chế nhất định: Hạ tầng CNTT của tỉnh chưa được phát triển đồng bộ; hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước chưa cao, đặc biệt là việc cải thiện thủ tục hành chính chưa đáp ứng được mong muốn và kỳ vọng của nhiều Doanh nghiệp. Đội ngũ nhân lực CNTT của tỉnh còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT của tỉnh. Nguồn lực đầu tư cho phát triển CNTT còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu…

Trong bối cảnh làn sóng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị và địa phương trên địa bàn tỉnh ngày càng quan trọng và cấp thiết để phục vụ phát triển và hội nhập, vì vậy, trong thời gian tới Cao Bằng cần tiếp tục nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với ứng dụng, phát triển CNTT; Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng CNTT, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển, kinh doanh công nghệ mới vào nhiều lĩnh vực; Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin đồng bộ, hiện đại; Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp CNTT, phát triển nguồn nhân lực CNTT; Chú trọng công tác đảm bảo an toàn thông tin,…

Tác giả bài viết: Khánh Hoàn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

CÔNG TÁC XUẤT BẢN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 83


Hôm nayHôm nay : 5076

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 649083

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23553119















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng