Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị TâmĐơn vị thực hiện: Bệnh viện Trường Đại học y dược Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: 2018 - 2020
I. Đặt vấn đềCao Bằng là tỉnh miền núi phía bắc có tỉ lệ mắc bệnh lý tai biến mạch máu não tương đối cao. Việc điều trị cho bệnh nhân bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não thì chủ yếu điều trị bằng các kỹ thuật y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian.
Theo thống kê năm 2014 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cao Bằng là bệnh viện hạng II, quy mô 150 giường bệnh có số bệnh nhân liệt nửa người đến điều trị chiếm 10,2% tổng số bệnh nhân. Mặc dù bệnh viện được đầu tư trang thiết bị, nhân lực song chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị ngày càng tăng của bệnh nhân tai biến. Tuy nhiên, tại khoa PHCN của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng nói riêng và tại tỉnh Cao Bằng nói chung chưa được áp dụng các kỹ thuật mới (đặc biệt là phương pháp gương) vào trong phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não. Vì vậy,việc thực hiện đề tài này là cần thiết và cấp bách để nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân liệt tại Cao Bằng.
Với đặc điểm địa lý các huyện cách xa trung tâm thành phố nơi có điều kiện và nhân lực để điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến, phần lớn bệnh nhân là nguời dân tộc, kinh tế khó khăn. Việc áp dụng kỹ thuật guơng trị liệu cho bệnh nhân trong thời gian nằm viện và sau khi bệnh nhân ra viện bằng dụng cụ đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm và phù hợp với kinh tế của phần lớn bệnh nhân tại địa bàn tỉnh Cao Bằng. Lợi ích của việc áp dụng phuơng pháp guơng là:
- Sẽ rút ngắn thời gian điều trị, làm giảm chi phí do viện phí và sinh hoạt.
- Làm giảm áp lực quá tải về cán bộ phục hồi chức năng trong các khoa, phòng phục hồi chức năng trong các bệnh viện trong tỉnh.
- Làm giảm chi phí để mua dụng cụ và đào tạo cán bộ để triển khai hoạt động trị liệu trong điều kiện chua cho phép.
- Bản thân kỹ thuật guơng trị liệu là hệ thống các bài tập với guơng, dễ thực hiện theo các mức độ từ dễ đến khó nên không gây khó khăn tiếp thu cho bệnh nhân sau tai biến.
II. Mục tiêu- Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân liệt nửa nguời do tai biến mạch máu não bằng kỹ thuật guơng trị liệu kết hợp tập vận động sau 3 tháng tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng.
- Nghiên cứu một số yếu tố có liên quan đến kết quả phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân liệt nửa nguời do tai biến mạch máu não.
III. Kết quả nghiên cứu1.Đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau can thiệp: Phương pháp gương trị liệu và vận động trị liệu có hiệu quả cao trong việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người sau TBMMN
Nghiên cứu 180 bệnh nhân với tỷ lệ nam giới đến 73,33%, còn nữ giới chiếm 26,67%, tuổi trung bình là 59,7. Chúng tôi nhận thấy:
- Sau tập có 64,44% bệnh nhân tự đi lại được (trước tập là 32,22%).
- Mức độ vận động bàn tay liệt gia tăng sau thời gian điều trị 3 tháng ở cả hai nhóm, kết quả ở nhóm can thiệp cải thiện rõ rệt hơn so với nhóm chứng với mức độ vận động tốt và khá đến 75,56%.
- Mức độ khéo léo bàn tay liệt gia tăng sau thời gian điều trị 3 tháng, với mức độ khéo léo 4,5,6 là mức độ khéo léo nhất chiếm 56,66% (trước điều trị 2,22%)
- Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày được cải thiện sau 3 tháng điều trị, tỷ lệ độc lập hoàn toàn ở nhóm can thiệp tăng lên là 60% (trước điều trị 0%)
- Sự cải thiện về khiếm khuyết thần kinh theo thang điểm NIHSS ở nhóm can thiệp với mức độ nhẹ chiếm 86,67% (nhóm chứng 54,44%)
- Kết quả điều trị chung ở nhóm can thiệp mức tốt chiếm 72,22%.
2.Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.- Có mối liên quan giữa tuổi, thời gian đến viện sớm sau khi bị đột quỵ, khiếm khuyết thần kinh với kết quả điều trị.
- Không có mối liên quan giữa giới, bên liệt, loại tổn thương với kết quả điều trị.Do vậy Gương trị liệu là các bài tập đơn giản, dễ thực hiện theo các mức độ từ dễ đến khó nên không gây khó khăn tiếp thu cho bệnh nhân sau tai biến. Đồng thời các dụng cụ tập rất đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm và phù hợp với kinh tế của phần lớn bệnh nhân tại địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Áp dụng cho bệnh nhân trong thời gian nằm viện và sau khi bệnh nhân ra viện sẽ rút ngắn thời gian điều trị, làm giảm chi phí do viện phí và sinh hoạt.
- Làm giảm áp lực quá tải về cán bộ phục hồi chức năng trong các khoa, phòng phục hồi chức năng trong các bệnh viện trong tỉnh.
- Làm giảm chi phí để mua dụng cụ và đào tạo cán bộ để triển khai hoạt động trị liệu trong điều kiện chưa cho phép.
Tác giả bài viết: Đinh Tâm (Theo Báo cáo đề tài)