Chủ nhiệm dự án: KS. Nguyễn Thị Tân
Cơ quan chủ trì: Công ty Khoáng sản và Thương mại Tiến Hiếu
Thời gian thực hiện: 2017 - 2019
I. Đặt vấn đề Phân bón hữu cơ vi sinh là loại
phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh. Phân hữu cơ vi sinh có chứa chất hữu cơ trên 15% và có chứa vi sinh vật với mật độ từ ≥ 1x10
6 CFU/mg mỗi loại. Phân hữu cơ vi sinh không chỉ cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng cho cây trồng, hòa tan các chất vô cơ trong đất thành chất dinh dưỡng mà còn giúp bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu, tăng lượng mùn trong đất làm đất tơi xốp của đất, không bị bạc màu.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón vô cơ là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm, đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng cây trồng. Tuy nhiên việc sử dụng lâu dài phân vô cơ mà không bổ sung các nguồn phân hữu cơ hay việc lạm dụng chúng quá mức để nâng cao năng suất đã gây ảnh hưởng cho môi trường và sức khỏe con người và đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa đất và khó có khả năng cải tạo đất. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chưa có nghiên cứu nào về việc sử dụng dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng. Với những lý do trên chúng dự án
"Ứng dụng Khoa học công nghệ sử dụng phân bón Hữu cơ vi sinh Hudavil trên một số cây trồng tại tỉnh Cao Bằng, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững" đã được triển khai thực hiện
.II. Mục tiêu của dự án Đẩy mạnh chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học về phân bón hữu cơ vi sinh Hudavil cho nông dân, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho nông dân, bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp bền vững góp phần xây dựng nông thôn mới. Tập huấn kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh HUDAVIL cho cán bộ làm khuyến nông và nông dân. Xây dựng 07 mô hình sử dụng phân bón Hữu cơ vi sinh HUDAVIL cho 06 loại cây trồng ( Sắn, mía, lạc, lúa, rau, ngô), quy mô :1 mô hình/cây/1 ha.
III. Kết quả thực hiệnTập huấn kỹ thuật sử dụng phân bón Hudavil cho cán bộ phối hợp thực hiện dự án.Đã tổ chức được 01 lớp tại Thành phố Cao Bằng với 19 người tham gia .
Các thành viên tham gia nắm được kỹ thuật bón phân cho 06 loại cây trồng mô hình của dự án ( sắn, mía, lúa, rau, lạc, ngô). Đồng thời làm rõ trách nhiệm, quyền lợi và cam kết giữa các bên trong việc triển khai thực hiện dự án.
Lựa chọn địa điểm, hộ thực hiện mô hình. Đã chọn được 07 địa điểm triển khai mô hình, với quy mô 1 ha/1 mô hình/ huyện, cụ thể:
* Mô hình Lạc: tại xã Lương Thông huyện Thông Nông .
* Mô hình Lạc: tại xã Thái Cường huyện Thạch An.
* Mô hình Sắn: tại xã Đức Hồng huyện Trùng Khánh.
* Mô hình Mía: tại xã Đại Sơn huyện Phục Hòa.
* Mô hình Lúa: tại xã Quang Hán huyện Trà Lĩnh.
* Mô hình Rau: tại xã Hồng Việt huyện Hòa An.
* Mô hình Ngô: tại xã Hưng Đạo huyện Bảo Lạc.
Xây dựng mô hình.
Đã tổ chức tập huấn được 07 lớp/175 người, tại 07 huyện: Trùng Khánh, Phục Hòa, Thông Nông, Trà Lĩnh, Hòa An, Bảo Lạc, Thạch An. Người dân tham gia tập huấn nắm được kỹ thuật sử dụng phân bón cho cây trồng mô hình và biết áp dụng kỹ thuật vào thực hiện mô hình. Làm rõ trách nhiệm, quyền lợi, thực hiện cam kết giữa các bên trong việc triển khai thực hiện dự án.
Xây dựng được 07 mô hình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Hudavil trên 06 loại cây trồng ( Sắn, mía, lúa, lạc, rau, ngô ) tại 07 huyện ( Trùng Khánh, Phục Hòa, Thông Nông, Trà Lĩnh, Hòa An, Bảo Lạc, Thạch An).
Với quy mô: 1 mô hình/1 ha/ cây, tổng diện tích 07 ha.
Kết quả năng suất các mô hình đều đạt và vượt so với kế hoạch, thể hiện:
- Năng suất sắn: 470 tạ/ha, đạt 112 % so với kế hoạch.
- Năng suất mía : 1.200 tạ/ha, đạt 184% so với kế hoạch.
- Năng suất lúa: 93 tạ/ha, đạt 132% so với kế hoạch.
- Năng suất Lạc: 60 - 70 tạ/ha, đạt 120 % so với kế hoạch.
- Năng suất rau bắp cải: 630 tạ/ha, đạt 350% so với kế hoạch.
- Năng suất ngô: 70 tạ/ha, đạt 100% so với kế hoạch.
Hội nghị đầu bờ, đánh giá mô hình Tổ chức được 07 cuộc hội nghị đầu bờ đánh giá mô hình với 695 người tham gia( 1 hội nghị/ 1 mô hình) tại các huyện Trùng Khánh, Phục Hòa, Thông Nông, Trà Lĩnh, Hòa An, Bảo Lạc, Thạch An.