Trang nhất » Kỷ yếu KH&CN » Tóm tắt ĐT/DA 2016-2020

Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất cá chép lai 2;3 máu tại tỉnh Cao Bằng

Thứ ba - 14/04/2020 14:25
Chủ nhiệm đề tài: Trần Viết Vinh                                                                       
Đơn vị thực hiện: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên                                    
Thời gian thực hiện: 2011 -2014   
                                                                              
I. Đặt vấn đề                                                                                                          
Cá chép là đối tượng nuôi truyền thống, có giá trị kinh tế cao, chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường tiêu thụ. Hiện nay, loại cá này đang được nuôi khá phổ biến trong các nông hộ, trang trại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn các tỉnh miền Bắc.
Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã quan tâm đến việc phát triển nghề chăn nuôi thủy sản để thành sản phẩm hàng hóa của tỉnh, tuy nhiên trong sản xuất giống thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu giống của tỉnh, đặc biệt là nguồn giống cá Chép lai 2;3 máu phải nhập 100% từ tỉnh ngoài, con giống kém chất lượng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của người nuôi. Vì vậy, việc sản xuất con giống tại chỗ bảo đảm chất lượng và số lượng cung cấp cho các vùng nuôi cá thương phẩm đang là yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ thực tế trên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã phối hợp với Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Cao Bằng đã thực hiện Đề tài “ Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất cá giống chép lai 2;3 máu tại tỉnh Cao Bằng”. Kết quả của đề tài đã giúp Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản Cao Bằng chủ động trong sản xuất giống cá chép lai cung ứng con giống tại chỗ, hạ giá thành con giống nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nuôi thủy sản, góp phần quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh Cao Bằng.

II. Mục tiêu cụ thể       
- Nghiên cứu và ứng dụng thành công quy trình sản xuất cá chép lai 2;3 máu. Sản xuất được 18 -20 vạn cá bột và nuôi ương được 9 -10 vạn cá hương, tỷ lệ sống đạt 50%; 6-7 vạn cá giống, tỷ lệ sống đạt 70%.
- Đào tạo cho cơ sở tiếp nhận 3 kỹ thuật viên thành thạo kỹ thuật sản xuất giống cá chép lai 2;3 máu.
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất cá chép giống lai 2;3 máu.        

III. Kết quả nghiên cứu                  
Điều tra, khảo sát nguồn nước để nuôi vỗ cá bố mẹ, cho cá đẻ, ương ấp trứng, ương nuôi cá bột, cá hương, cá giống được thực hiện tại trại cá giống Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản Cao Bằng. Nguồn nước điều tra là nguồn nước cấp vào từ hồ chứa Nà Roác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Nhiệt độ giao động từ 13 – 32,5oC, trung bình 29,2 oC. Với điều kiện này thuận lợi cho quá trình sinh sản của cá, các chỉ tiêu oxy hòa tan đều đạt tiêu chuẩn nguồn nước sử dụng trong sản xuất cá giống cá chép lai. Độ PH giao động từ 6,5 -7,8; trung bình 7,15 là giá trị rất tốt, môi trường gần giá trị trung tính này rất phù hợp cho nuôi và sản xuất giống thủy sản.
- Nguồn gốc đàn cá bố, mẹ của Doanh nghiệp tư nhân Dung Đạt, đàn cá này đã phát dục với tổng số 300 con trong đó: Cá chép bố mẹ F1 (Việt indo) 75 con; cá chép bố mẹ dòng thuần Indonesia 75 con; Cá chép bố mẹ dòng thuần Hungari 150 con, trung bình 1,2kg/con. Chất lượng đàn cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn ngành, đáp ứng yêu cầu của đề tài cũng như phù hợp với thuyết minh đã xây dựng. Sau 40-45 ngày thu hoạch cá giống. Trước khi thu hoạch 4-5 ngày tiến hành luyện cá (dùng lưới kéo vào rồi thả ra khoảng 3 lần, mỗi ngày một lần). Với kết quả thu được 454,531 vạn cá bột ( trong đó 31,5 vạn cá bột; 18,184 vạn cá hương; 7,3 vạn cá giống, tỷ lệ sống > 70%) đạt yêu cầu của đề tài.
- Trong suốt quá trình chuyển giao 100% các kỹ thuật viên hiểu được lý thuyết và thành thạo các kỹ năng thao tác về thực hành.
- Đề tài đã hoàn thiện 04 quy trình: 02 quy trình kỹ thuật cho cá chép sinh sản nhân tạo (Thụ tinh nhân tạo và thụ tinh tự nhiên); 01 quy trình ương nuôi từ cá bột lên thành cá hương; 01 quy trình nuôi từ cá hương lên thành cá giống.
- Thiết kế và lắp đặt thiết bị ấp trứng, máy móc, thiết bị, dung cụ: Máy phun nước ấp trứng cá và phụ kiện; Máy bơm nước + van phao điện; Bồn nước 3m3; một hệ thống ấp cá gồm 2 bình vây Mica, công suất 800.000 trứng/lần; Hệ thống đường ống cấp, thoát nước; Dây trục dẫn 2,5mm x2; Dây điện 0,75mm x2; Bóng điện, đui, ổ cắm, công tắc, cầu trì, cầu dao; Vợt thu cá bột; Vợt thu cá hương; Vợt thu cá bột.

Nguồn tin: HK (Theo báo cáo đề tài)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 45

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 41


Hôm nayHôm nay : 11016

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 93165

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25266811

CÔNG TÁC XUẤT BẢN















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng