Nghiên cứu ứng dụng mô hình công trình thu nước đập ngầm kết hợp hào thu nước kết hợp hào thu nước phục vụ cấp nước sinh hoạt tại tỉnh Cao Bằng
Thứ hai - 30/03/2020 09:45
Chủ nhiệm đề tài: KS. Quách Hoàng Hải
Đơn vị thực hiện: Viện Thủy công
Thời gian thực hiện: 2015 - 2019
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học kỹ thuật
I. Đặt vấn đề
Hiện nay, Cao Bằng đang tập trung rà soát, quy hoạch lại hệ thống cấp nước trong toàn tỉnh, tiếp tục điều chỉnh, kiểm tra chất lượng công trình để triển khai áp dụng những loại hình cấp nước đơn giản, hiệu quả, chi phí thấp, phát hành các loại thiết kế mẫu giúp người dân tiếp cận được với kỹ thuật để họ tự tổ chức thi công… Đẩy mạnh xã hội hoa hoạt động cấp nước và vệ sinh nông thôn. Huy động nhiều nguồn lực từ nhiều thành phần kinh tế đặc biệt là người dân nơi có nhu cầu đầu tư. Tuyên truyền, giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh, giúp cho người dân nâng cao ý thức trong việc sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, giúp cho người dân nâng cao ý thức trong việc sử dụng nước sạch và tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường và công trình cấp nước tập trung. Đó là những bước đi song song để triển khai cho khu vực các xã vùng cao, vùng xa, điển hình như vùng lục khu (Hà Quảng)…. Xuất phát thực tế đó, bằng nguồn vốn sự nghiệp KH&CN, Viện Thủy công đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng mô hình công trình thu nước đập ngầm kết hợp hào thu nước phục vụ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”
II. Mục tiêu cụ thể
Đề xuất định hướng về khả năng ứng dụng công nghệ đập ngậm kết hợp với hào thu nước trong đầu tư cải tạo, nâng cấp sửa chữa và xây mới các công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2016 – 2020; Xây dựng 1 công trình thu nước ứng dụng công nghệ đập ngầm kết hợp hào thu nước phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
III. Kết quả nghiên cứu
Sau thời gian 36 tháng triển khai, bám sát các mục tiêu đề ra đơn vị chủ trì thực hiện đề tài đã nỗ lực thực hiện và đề tài đạt được một số kết quả như:
- Đánh giá được hiện trạng hoạt động của các loại hình công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 loại hình công trình cấp nước sinh hoạt chính, bao gồm: Công trình tự chảy, trạm bơm nước mặn, hồ vải và địa kỹ thuật, các loại lu bể tập trung. Trong số đó, hệ thống các công trình cấp nước tự chảy chiếm tới 85,82% số công trình, đảm bảo đáp ứng gần 80% nhu cầu về cấp nước của tỉnh. Sau khi đánh giá, rà soát đánh giá có 36,8% số công trình dạng này đang ở tình trạng hoạt động kém hiệu quả, hiện chỉ có khoảng 50% số dân nông thôn của tỉnh được cấp nước. Do đó, nhu cầu tái đầu tư trong nâng cấp, sửa chữa các công trình đang rất lớn và cấp thiết.
- Giai đoạn 2016 – 2020 theo chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường mở rộng dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đã xác định được nguyên nhân chính gây ra chưa phù hợp dẫn đến giảm hiệu suất thu nước, gây tắc nghẽn ống, do nguồn nước thiếu hụt vào mùa khô. Dựa trên 31 công trình trong danh mục rà soát, đề tài đã đề xuất việc áp dụng công nghệ đập ngầm và hào thu nước để cải tạo hàng mục công trình thu, lọc nước cho 20 công trình dựa kiến nâng cấp sửa chữa. Các công trình thay thế cơ bản cải thiện được hệ thống thu lọc nước góp phần tăng tính ổn định của chất lượng nước đầu ra. Giá trị cải tạo công trình theo công nghệ đập ngầm sẽ chỉ bằng 35,0% -45,0% (giảm trên 55%) so với cải tạo trên các hạng mục cũ của công nghệ truyền thống. Ngoài ra giảm thiểu được khối lượng công việc cho công tác duy tu bảo dưỡng công trình.
- Đã tiến hành thiết kế và thi công xây dựng 01 công trình cấp nước sinh hoạt tại thôn Pác Pan, xã Nam Tuấn, huyện Hòa An. Công trình sau khi được nâng cấp có lưu lượng khai thác trung bình 25,0m3/ng.đ; đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt theo tiêu chuẩn cấp nước nông thôn cho 75 hộ/300 khẩu với chất lượng đạt QCVN 02:2009/BYT.
Tác giả bài viết: HK (Theo báo đề tài)