Trang nhất » Kỷ yếu KH&CN » Tóm tắt ĐT/DA 2016-2020

Nghiên cứu trồng và phát triển cây Nưa (AMORPHOPHALLUS SPP.) bản địa tại Cao Bằng nhằm mục đích lấy củ làm nguyên liệu sản xuất bột nưa KONJAC cho công nghệ thực phẩm

Thứ ba - 14/04/2020 14:26
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Dư       
Đơn vị thực hiện: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên    
Thời gian thực hiện: 2012 -2016              

I. Đặt vấn đề      
Cây Nưa ở Cao Bằng theo tiếng Tày gọi là “Tỏ ngù” chỉ được sử dụng trong chăn nuôi. Người dân ở đây thu lá về làm thức ăn cho lợn. Chưa có ghi nhận nào về việc sử dụng lá và củ cây Nưa làm thức ăn cho người. Trước khi đề tài được triển khai, các nghiên cứu về cây Nưa ở Cao Bằng hầu như là chưa có. Xuất phát từ thực tế trên, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã triển khai đề tài “Nghiên cứu trồng và phát triển cây nưa(Amorphophallus spp) cho công nghệ thực phẩm”. Trong khi triển khai đề tài, nhóm thực hiện đề tài đã chuyển giao qui trình công nghệ nuôi cấy mô cho Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng, thực hiện việc nhân giống tại trại giống của Trung tâm. Hiện tại, Trung tâm có thể tự nhân giống cây Nưa để phục vụ cho việc trồng Nưa tại địa phương.

II. Mục tiêu cụ thể       
- Khảo sát các điểm phân bố, điều kiện sinh thái, vùng trồng cây Nưa (Amorphophallus spp.) làm nguyên liệu cho công nghệ thực phẩm tại tỉnh Cao Bằng. Đánh giá hàm lượng bột glucomannan ở cây Nưa trồng và mọc hoang dại tại tỉnh Cao Bằng.
- Hoàn thiện các kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm 2 loài Nưa mọc tự nhiên ở Cao Bằng là Nưa đầu nhăn và Nưa krausei tại huyện Nguyên Bình và huyện Thạch An tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất bột Nưa.    

III. Kết quả nghiên cứu                  
- Qua điều tra khảo sát, nhóm thực hiện đề tài đã tìm ra điều kiện đất đai thổ nhưỡng cho cây Nưa là đất mùn, xốp tương ứng với loại đất bằng thung lũng cấu tạo bởi đất phù sa nên rất thích hợp trồng các loại cây có củ trong đó có cây Nưa. Tìm ra 02 huyện: Nguyên Bình và Thạch An có điều kiện sinh thái thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây Nưa. Đề tài ghi nhận, tại Cao Bằng có sự phân bố 3 loại Nưa: Nưa đầu nhăn (A. corrugatus), Nưa Vân nam ( A. yunnanensis) và Nưa (Krausei).
- Nhóm thực hiện đề tài đã hoàn thiện các kỹ thuật trồng và nhân giống trồng thử nghiệm 2 loại Nưa mọc tự nhiên ở Cao Bằng là Nưa đầu nhăn và Nưa Krausei tại huyện Nguyên Bình và huyện Thạch An để tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất bột Nưa với diện tích 2.000m2.
- Đánh giá mô hình trồng Nưa ngoài ánh sáng trên đất dốc tại Kolia xã Thành Công và xã Đức Xuân: Nưa trồng ngoài sáng tại khu vực Kolia trong những tháng đầu cây còn tốt, nhưng tới cuối vụ, cây hầu như chết nhiều, nhiều khu vực tỷ lệ cây chết lên đến 90%. Tìm hiểu nguyên nhân, nhóm nghiên chứ đã thu mẫu và chuyên gia giám định. Kết quả, cho thấy cây Nưa bị chết nhiều do 2 bệnh: Bệnh thứ nhất là do bệnh bạch tạng, nguyên nhân bị bệnh bạch tạng là do cây Nưa không thích hợp với nơi có ánh nắng mặt trời cường độ cao và nhiệt độ lớn. Bệnh thứ 2 là bệnh thối củ, do cây bị nhiễm nấm Fusariumoxyporum, đây là loại nấm xuất hiện khi củ Nưa ở trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của đất cao. Kết quả của mô hình cho thấy, mặc dù Nguyên Bình và Thạch An có địa hình núi cao, nhiệt độ trung bình thấp, nhưng vào ban ngày của mùa hè, nhiệt độ và cường độ ánh sáng vẫn cao so với sự chịu đựng của cây Nưa làm cho cây Nưa chết hàng loạt và không có thu.     
- Đánh giá mô hình trồng Nưa dưới tán rừng trên đất dốc tại xã Thành Công và xã Kim Đồng: Tỷ lệ cây sống 40-60%. Nguyên nhân chính do độ tàn che phần trồng Nưa ở xã Kim Đồng cao hơn so với độ tàn che phần tại địa điểm trồng ở xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Với sự tăng trưởng của củ: Cả hai mô hình có sự tăng trưởng lớn, cụ thể: tại Nguyên Bình: Củ Nưa đầu nhăn tăng từ 200g lên 335,4g tương ứng 67%; Củ Nưa krausei tăng từ 200g lên 350g, tương ứng 75%; Tại Thạch An, củ Nưa đầu nhăn tăng từ 200 lên 483g tương ứng 141%; Củ Nưa krausei tăng từ 200g lên 350g, tương ứng 75%; Củ Nưa đầu nhăn tăng từ 200g lên 380g, tương ứng 90%.
- Đề tài đã thực hiện các phương pháp nhân giống bằng củ cắt, nhân giống bằng củ bi và nhân giống nuôi cấy mô. Kết quả cho thấy: Khối lượng và kích thước miếng cắt càng lớn thì tỉ lệ các miếng cắt nảy chồi càng cao. Khối lượng các miếng cắt càng lớn thì tốc độ sinh trưởng, kích thước cuống lá và sức sống của cây càng lớn. Khối lượng tối ưu của miếng cắt khi nhân giống bằng củ cắt là 100 gram, sẽ cho tỉ lệ nảy mầm, tốc độ sinh trưởng và cây khỏe mạnh nhất.
- Đề tài đã xây dựng được qui trình nhân giống Nưa bằng củ bi và quy trình nhân giống Nưa bằng phương pháp nuôi cấy mô là 2 qui trình được cho là ưu việt đối với cây Nưa.
- Đề tài đã xây dựng được qui trình kỹ thuật trồng Nưa dựa vào 2 năm thử nghiệm trồng và tham khảo các tài liệu trong nước và nước ngoài.
- Trong các mô hình trồng Nưa thử nghiệm, mô hình trồng Nưa dưới tán rừng trên đất dốc cho tỷ lệ cây sống cao hơn so với mô hình ngoài sáng. Tuy nhiên, với tỷ lệ cây sống từ 40-60%, năng suất trồng thử không cao do đó chưa có hiệu quả kinh tế. Do vậy cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài đã có văn bản xin ý kiến của Sở Khoa học và Công nghệ về việc dừng thực hiện nội dung 4 + 5 và đã được Sở Khoa học và Công nghệ chấp thuận.
 

Nguồn tin: HK (Theo báo cáo đề tài)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 49

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 48


Hôm nayHôm nay : 11668

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 93817

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25267463

CÔNG TÁC XUẤT BẢN















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng