Trang nhất » Kỷ yếu KH&CN » Tóm tắt ĐT/DA 2016-2020

Nghiên cứu phục tráng và phát triển giống mận đặc sản tại tỉnh Cao Bằng

Thứ hai - 30/03/2020 09:48
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Văn Toàn       
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu thực hiện rau hoa quả Gia Lâm  
Thời gian thực hiện: 2015-2017     
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp     

I. Đặt vấn đề      
Mận là cây có hiệu quả kinh tế cao, nhưng thời gian gần đây cây mận gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển, đó là sự xuống cấp của các vườn cây; giống thoái hóa, chất lượng suy giảm (quả nhỏ, chua, mẫu mã xấu); sâu bệnh hại đa dạng và nguy hiểm (sâu đục quả, bệnh chảy gôm); Qui trình kỹ thuật chăm sóc chưa hoàn thiện để phù hợp với điều kiện sản xuất của khu vực; các tiến bộ kỹ thuật về cây ăn quả được ứng dụng còn ít, chưa đồng bộ; Hiện tượng cách niên ra quả, năng suất thấp khá phổ biến (3 tấn/ha); năng lực đầu tư các hộ còn hạn chế…. ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và uy tín của giống mận bản địa trên thị trường.     
Trước thực trạng trên, việc “Nghiên cứu, phục tráng và phát triển giống mận đặc sản tại tỉnh Cao Bằng” là rất cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao nhằm bảo tồn, phát triển và mở rộng quy mô canh tác giống mận bản địa thành vùng sản xuất hàng hóa có năng suất cao, sản lượng ổn định, chất lượng tốt, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và làm giàu cho người dân địa phương, cung cấp nguồn thực phẩm sạch và bổ dưỡng cho thị trường trong nước, hướng đến xuất khẩu. Vì vậy, đề tài đã được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp KH&CN. 

II. Mục tiêu cụ thể       
Đánh giá thực trạng sản xuất mận tại một số vùng trồng chính, xác định nguyên nhân ảnh hưởng năng suất, chất lượng và đề xuất giải pháp khắc phục; Tuyển chọn được cây mận ưu tú để bảo tồn và làm vật liệu phục vụ công tác nhân giống; Xây dựng mô hình nhân giống mận đặc sản bằng phương pháp ghép, số lượng 1.000 cây tiêu chuẩn xuất vườn; Xây dựng mô hình trồng mới các giống mận đặc sản quy mô 1,5 ha tại các vùng nguyên sản, trong đó giống mận máu là 01 ha; giống mận khác là 0,5 ha; Hoàn thiện Qui trình kỹ thuật thâm canh mận đặc sản Cao Bằng.   

III. Kết quả nghiên cứu        
Sau 2 năm thực hiện đề tài, đơn vị chủ trì đã thực hiện hoàn thành mục tiêu, nội dung đề ra.  
- Đã tiến hành điều tra, khảo sát tình hình sản xuất, giống, kỹ thuật thâm canh các giống mận tại Cao Bằng, xác định được các tồn tại và tìm ra được các giải pháp khắc phục.
 
- Điều tra tuyển chọn được 20 cây mận đặc sản ưu tú tại 4 huyện (mận chín sớm có nguồn gốc từ Trung Quốc là 12 cây, mận máu 8 cây) và cấp giấy chứng nhận cho 20 cây mận đạt tiêu chuẩn cây ưu tú để phục vụ cho công tác nhân giống mở rộng diện tích.
- Nhân giống đủ 1.000 cây mận đặc sản ưu tú (400 cây mận chín sớm, 600 cây mận máu) bằng phương pháp ghép đoạn cành đủ tiêu chuẩn xuất vườn: cây phát triển tốt không có bệnh chảy gôm.
- Xây dựng được 1,5 ha mô hình mới cây mận đặc sản ưu tú, cụ thể: Tại xã Phan Thanh – Bảo Lạc (100 cây mận chín sớm và 150 cây mận chín muộn), xã Minh Thanh – Nguyên Bình (100 cây mận chín sớm và 150 cây mận chín muộn), xã Đức Xuân – Thạch An (100 cây mận chín sớm và 150 cây mận chín muộn), xã Xuân Nội – Trà Lĩnh (100 cây mận chín sớm và 150 cây mận chín muộn). Thời điểm hiện tại cây sinh trưởng khỏe, không có sâu bệnh nguy hiểm. Tỷ lệ sống trung bình của 4 huyện đạt 94,71%, cây mận chín sớm có chiều cao cây trung bình 1,22 m; đường kính tán lá đạt trung bình 1287,5 cm và đường kính gốc là 1,40; còn đối với mô hình mận chín muộn (mận máu) thì các cây trong mô hình có chiều cao cây trung bình là 1,69 m; đường kính tán trung bình là 47,8 cm; đường kính gốc trung bình đạt 1,22 cm.
- Sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng Kích phát tô hoa trái Thiên nông, Atonic và vi lượng Botrac giúp hạn chế tình trạng rụng hoa của mận, làm tăng khả năng đậu hoa là 90,05% và 91,44%. Năng suất cũng đạt cao hơn so với đối chứng, cho hiệu quả kinh tế cao. Sử dụng phân bón lá siêu Kali và dưỡng chất Bôm sẽ giúp tăng năng suất quả mận lần lượt là 99,44 kh/cây và 92,22 kg/cây, cải thiện mẫu quả, độ bĩ quả cũng cao đạt 10,7% và 10,5%, đường khử, đường tổng số và hàm lượng chất khô cũng cao hơn đối chứng. Sử dụng Aliete 800 WG bà Bocdo đều có hiệu quả trong việc phòng trị bệnh chảy gôm hại mận. Tỷ lệ bệnh thấp nhất lần lượt đạt 11,11% và chỉ số bệnh chỉ bị 4,97%; 33,33% và chỉ số bệnh chiếm 6,05%. Sử dụng thuốc trừ sâu Sherpa 25 EC, Regent 5SC đều có hiệu lực phòng trừ sâu đục quả mận rất cao. Tỷ lệ quả bị hại ở mức độ thấp lần lượt là 7,88%, 8,55%. Năng suất ước đạt 125,7 kg/cây và 120,3 kg/cây.
 

Tác giả bài viết: HK (Theo Báo cáo đề tài)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 85

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 83


Hôm nayHôm nay : 6312

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 650319

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23554355

CÔNG TÁC XUẤT BẢN















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng