Trang nhất » Kỷ yếu KH&CN » Tóm tắt ĐT/DA 2016-2020

Nghiên cứu kỹ thuật trồng một số giống tỏi của Cao Bằng để sản xuất tỏi, tỏi đen và các sản phẩm từ tỏi đen

Thứ năm - 19/03/2020 03:18
Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Tình

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên

Thời gian thực hiện: Năm 2016-2018

I. Đặt vấn đề

Tỏi là cây trồng ngắn ngày, chứa hoạt chất có lợi cho sức khoẻ. Việc trồng tỏi có thể trồng ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh, chi phí đầu tư ban đầu không lớn, rủi ro ít, mang lại hiệu quả sản xuất khá cao. Với điều kiện khí hậu phù hợp với việc trồng tỏi, đặc biệt là khu vực huyện Bảo Lạc. Tuy nhiên việc đầu tư trồng tỏi chưa được quan tâm, Cao Bằng vẫn phải nhập tỏi từ Trung Quốc và các tỉnh lân cận về để làm gia vị và sử dụng làm thuốc.

Tỏi đen là sản phẩm lên men tự nhiên từ tỏi tươi nhờ một số vi sinh vật có ích. Hiện nay, trên thế giới, tỏi đen được sử dụng khá phổ biến không chỉ làm thức ăn mà còn làm thuốc chống oxy hoá, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư… Hiện tại, ở nước ta có Học viện Quân y đã và đang khảo nghiệm quy trình lên mem của tỏi tươi thành tỏi đen nhưng mới ở khâu thu nhập một số giống tỏi về rồi đưa lên mem, quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, Trường Đại học Nông lâm triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật trồng một số giống tỏi của Cao Bằng để sản xuất tỏi, tỏi đen và các sản phẩm từ tỏi đen”.

II. Mục tiêu của đề tài  

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và bảo quản tỏi đặc sản của Cao Bằng cho năng suất cao, chất lượng tốt để sản xuất tỏi, tỏi đen và các sản phẩm từ tỏi đen. Cụ thể:

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và bảo quản tỏi địa phương quy mô nông hộ;

- Xây dựng mô hình trồng tỏi thương phẩm.

- Hoàn thiện quy trình sản xuất tỏi đen.

- Xây dựng quy trình sản xuất một số sản phẩm từ tỏi đen: bột tỏi đen và rượu tỏi.

III. Kết quả nghiên cứu đề tài

Sau 2 năm thực hiện, đề tài đã hoàn thành mục tiêu, nội dung đề ra:

1. Điều tra và thu thập các giống tỏi địa phương của huyện Bảo Lạc

Qua điều tra cho thấy, người dân canh tác chủ yếu theo thói quen mà chưa đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và xử lý sau thu hoạch, vì vậy năng suất tỏi đạt ở mức thấp. Đã thu thập được 02 giống tỏi là tỏi đỏ và tỏi trắng, trong đó, tỏi trắng là giống tỏi có triển vọng tiềm năng cho năng suất cao.

2. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và bảo quản tỏi địa phương quy mô nông hộ tại Đồng Mu, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc

Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, phân bón tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây tỏi trái vụ và tỏi thương phẩm. Kết quả cho thấy, việc trồng tỏi trái vụ năng suất không cao, thời gian thu hoạch không sớm hơn nhiều so với trồng tỏi chính vụ, do vậy không nên áp dụng phương pháp trồng tỏi trái vụ tại Đồng Mu.

3. Hoàn thiện quy trình trồng tỏi Đồng Mu chính vụ

- Xác định được thời vụ trồng thích hợp cho sinh trưởng và năng suất tỏi Đồng Mu là tháng 9 dương lịch.

- Xác định mật độ trồng thích hợp cho sinh trưởng và năng suất tỏi Đồng Mu là 50 cây/m2.

- Xác định công thức bón phân thích hợp là 10 tấn phân chuồng + 30 kg phân NPK, bón phân bón lá Đầu Trâu NPK 20-20-20 hàm lượng 3%/lần, cứ 10 ngày phun 1 lần cho sinh trưởng và năng suất giống tỏi Đồng Mu đạt 13.100 kg/ha. Với quy trình bón: Phân chuồng bón lót toàn bộ 20 tấn/ha; phân vi sinh Sông Gianh bón lót 50%, bón thúc lần 1 sau khi tỏi lên được 2 lá thật với hàm lượng 25% và bón thúc lần 2 sau lần 1 là 30 ngày, lúc tỏi bắt đầu dồn dinh dưỡng phình củ với hàm lượng 25%. Đối với phân bón lá Đầu Trâu NPK 20-20-20 cứ 10 ngày phun 1 lần với hàm lượng 3%, phun đều trên bề mặt lá và thân.

4. Hoàn thiện quy trình bảo quản tỏi Đồng Mu

Bảo quản tỏi tươi bằng phương pháp sấy khô đến độ ẩm 65-70% rồi đưa vào hút chân không cho tỷ lệ hư hỏng thấp (3%), hoạt chất aliicin không thay đổi, vẫn giữ được mùi vị đặc trưng của tỏi, ẩm độ ban đầu và màu sắc vỏ củ, hạn chế nảy mầm.

5. Hoàn thiện quy trình lên men tỏi đen

Qua nghiên cứu về chỉ tiêu hoá sinh, ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian lên men, ảnh hưởng của chủng vi sinh lên men, phụ gia bổ sung trước lên men.. cho thấy:

- Nhiệt độ thích lợp để lên men tỏi đen Đồng Mu, Cao Bằng là 550C;

- Thời gian lên men thích hợp để lên men tỏi đen Đồng Mu, Cao Bằng là 55 ngày;

- Phụ gia để lên men tỏi đen Đồng Mu, Cao Bằng là bia Hà Nội;

- Thời gian ủ phụ gia thích hợp để lên men tỏi đen Đồng Mu, Cao Bằng là 20 phút.

Tác giả bài viết: HH

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 53

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 48


Hôm nayHôm nay : 11774

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 107993

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25281639

CÔNG TÁC XUẤT BẢN















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng