Khai thác và phát triển nguồn Gen Lê Đông Khê, Lê Nguyên Bình và Lê Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng
Thứ tư - 03/06/2020 23:38
Chủ nhiệm đề ta: TS. Nguyễn Văn Nghiêm;
Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện nghiên cứu rau quả Trung tâm NCTN rau hoa quả Gia Lâm;
Thời gian thực hiện 2014 – 2017.
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp
I. Đặt vấn đề:
Trước thực trạng vườn cây Lê tại nhiều địa phương trong tỉnh xuống cấp, suy thoái của nguồn Gen, muốn duy trì và sử dụng nguồn gen có hiệu quả, bền vững cần được cải thiện về giống. Hiện nay tổng diện tích lê tại Cao Bằng là 131,81 ha trong đó có 82,24 ha cho thu hoạch với năng suất thấp, chất lượng và mẫu mã kém, sâu bệnh hại nhiều. Các giống lê của Cao Bằng như: lê Đông Khê, Nguyên Bình và Bảo Lạc được người tiêu dùng đánh giá có chất lượng cao, trong đó Lê Đông Khê được xếp trong danh sách những trái cây đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Giống lê Đông Khê cho quả rất to có thể lên tới 1 – 1,2kg/quả, có vị ngọt mát riêng biệt, thơm ngon, ít cát, giòn, tuy nhiên do kỹ thuật canh tác của người dân còn thấp, chủ yếu theo lối quảng canh nên trong những năm gần đây năng suất và chất lượng của lê Cao Bằng đang xuống thấp, cây trồng thoái hóa nhanh, diện tích trồng lê bị thu hẹp đáng kể và rất manh mún. Mặc dù vậy với các đặc điểm chất lượng tốt, quả to mẫu mã đẹp lê Cao Bằng được đánh giá có tiềm năng thị trường rất lớn góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người nông dân tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng. Trong thời gian qua tỉnh cao Bằng đã phối hợp với một số đơn vị và cá nhân thực hiện một số đề tài trên đối tượng cây lê bản địa tuy nhiên tất cả các đề tài đều chú trọng vào điều tra và thu thập thông tin, chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về các biện pháp kỹ thuật, quản lý nhằm cải thiện hiệu quả canh tác cây lê luôn bị mất mùa, năng suất thấp chất lượng quả suy giảm do không được đầu tư. Chăm sóc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, giống không được chú ý nghiên cứu, chọn lọc và cải tiến, trước thực trạng trên việc thực hiện đề tài “khai thác và phát triển nguồn gen lê Đông Khê, lê Nguyên Bình và lê Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng” là cần thiết và cấp bách có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao nhằm phát triển và mở rộng quy mô canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa tăng thu nhập cho người dân địa phương, cung cấp nguồn thực phẩm sạch và bổ dưỡng cho thị trường trong nước, hướng đến xuất khẩu.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
Tuyển chọn cây đầu dòng ưu tú để duy trì và bảo tồn, làm vật liệu cho nhân giống, mở rộng diện tích; xây dựng quy trình ghép cải tạo giống tuyển chọn, thay thế giống kém chất lượng; xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của giống lê; xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp lê tại 3 điểm với quy mô 04 ha tương đương với 1.600 cây (Đông Khê 2ha, Nguyên Bình 1ha và Bảo Lạc 01ha); mở rộng diện tích trồng các giống lê tại vùng nguyên sản với quy mô 05ha tương đương 2.000 cây.
III. Kết quả nghiên cứu:
Trước khi triển khai đề tài nhóm thực hiện đề tài đã tổ chức 03 Hội nghị tại 3 huyện: Thạch An, Nguyên Bình và Bảo Lạc để làm rõ quyền lợi, trách nhiệm và cam kết giữa các bên trong việc triển khai thực hiện đề tài; hoàn thiện các báo cáo về điều tra, khảo sát sản xuất, giống, kỹ thuật thâm canh các giống lê tại Cao Bằng; xác định được các tồn tại trong sản xuất lê và đưa ra được các biện pháp khắc phục; thăm quan học tập về kỹ thuật sản xuất Lê tại Đài Loan: tổ chức được 01 đợt tham quan học tập về kỹ thuật sản xuất Lê tại Đài Loan để nắm bắt được kỹ thuật sản xuất Lê tiên tiến; tiến hành điều tra, tuyển trọn được 15 cây lê vàng ưu tú tại 3 huyện và cấp giấy chứng nhận cho 15 cây lê vàng đạt tiêu chuẩn cây ưu tú để phục vụ cho công tác nhân giống mở rộng diện tích; tổ chức tập huấn 03 lớp/150 người tại 3 huyện nắm bắt được kỹ thuật ghép cải tạo cây lê. 100% các hộ dân tham gia tập huấn đều nắm bắt và thực hành được kỹ thuật ghép cho cây lê; hoàn thiện được quy trình kỹ thuật ghép cải tạo cho cây lê vàng Cao Bằng. Xác định được phương pháp ghép đầu cành cho tỷ lệ cây sống sau cưa cắt cao nhất đạt 100% và ghép cho cây 10 – 20 năm tuổi đạt 66,67%; tỷ lệ cành sống sau ghép của công thức ghép đầu cành và ghép cho cây 10 – 20 năm tuổi cũng khá cao, đạt 83,35% và 66,7%, tỷ lệ bật mầm đạt 96,64% và 96,55%. Xác định được thời vụ ghép tốt nhất cho cây lê là vụ xuân cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 88,89% và vụ thu là 66,67%; tỷ lệ sống của cành sau ghép của cả 2 vụ Xuân và vụ thu khá cao đạt 85,6% và 79,4%; tỷ lệ bật mầm của công thức ghép vụ xuân đạt 52,57%, vụ thu đạt 59,45%.
Hoàn thiện được Quy trình kỹ thuật thâm canh cho cây lê vàng Cao Bằng; Xác định được biện pháp kỹ thuật thâm canh, cắt tỉa quanh năm và cắt tỉa quanh năm kết hợp vin cành là cho hiệu quả cao nhất; Xác định được lượng phân NPK tổng hợp bón thích hợp cho cây lê là 8kg/cây; Xác định được việc sử dụng kết hợp chất ĐTST kích phát tố hoa trái Thiên Nông + phân vi lượng + phân bón lá và Atonic + phân vi lượng + phân bón qua lá là có hiệu quả cao nhất;
Đào tạo, tập huấn cho 03 lớp/60 người tại 3 huyện về quy trình kỹ thuật thâm canh tổng hợp, sơ chế và bảo quản lê; Xây dựng được mô hình thâm canh tổng hợp cây lê tại 3 huyện với diện tích 04 ha. Kết quả đạt được quả to trung bình 416,36g/quả, mã quả nâu vàng sáng bóng, quả ngọt tương đương 17,2 tấn/ha, cao gấp đôi so với khu vực; Xây dựng được 5ha mô hình trồng mới cho lê tại xã Xuân Trường – Bảo Lạc; xã Thể Dục, xã Quang Thành – Nguyên Bình và xã Đức Xuân, xã Lê Lai – Thạch An.
Tác giả bài viết: Q.G (Theo Báo cáo kết quả Đề tài)