Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm sinh học để diệt trừ sâu từ cây Dây Mật và cây Hổi ở Cao Bằng
Thứ năm - 26/08/2021 05:29
Chủ nhiệm dự án: T.S. Lại Minh Hiền
Đơn vị chủ trì: Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thời gian thực hiện: 01/2013 - 9/2015
Lĩnh vực nghiên cứu:
I. Đặt vấn đề
Hiện nay, sự phát triển của ngành nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và hàng loạt các biện pháp như trồng lúa 3 vụ, phá rừng canh tác cà phê, hồ tiêu, điều… với mục đí khai thác, chạy theo năng suất và sản lượng. Với sự canh tác trên đã làm cho đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước
II. Mục tiêu của đề tài:
- Điều tra, đánh giá được khả năng sử dụng ây Dây Mật trong tự nhiên và cây Hồi Bảo Lạc’;
- Xây dựng hòa chỉnh quy trình sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ cây Dây Mật và cây Hồi;
- Đánh giá được tác dụng diệt trừ sâu bệnh của chế phẩm sinh học trên cây trồng.
III. Kết quả thực hiện
Đối với Cây dây mật được thu thập tại một số xã của huyện Thông Nông, Hòa An, Cao Bằng, cây Dây Mật chủ yếu mọc hoang ở vùng núi đất, phân bố hầu hết ở các vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, nhưng hiện nay cây dây mật phát triển không nhiều do đất bị lẫn chiếm để trồng trọt, làm nhà, làm nương rẫy. Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành giâm cành, nhân giống cây dây mật trên đất và cát tại xóm Bản Nưa, xã Hồng Việt, huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng. Kết quả cho thấy với mục đích cung cấp giống cho các hộ gia đình thì phương pháp giâm cành và nhân giống trên cát tốt hơn. Đề tài cũng đã tiến hành xác định hàm lượng rotenon trong rễ cây dây mật được nhân giống bằng aceton 95% và nước; Bằng phương pháp dùng aceton 95% để triết xuất đã xác định được hàm lượng rotenon trung bình trong rễ cây là 0,5%, có nghĩa là trong 100g rễ cây có chữa 0,5g rotenon, tương đương 5mg rotenon trong 1g nguyên liệu; Sưẻ dụng nước sinh hoạt làm dung môi triết suất trong 10h đã thu được 1,59mg rotenon/1g rễ cây.
Kết quả phân tích tinh dầu Hồi; huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng là huyện có diện tích lớn trồng Hồi, được nhân dân trồng để lấy lá trưng cất tinh dầu nhưng số dầu Hồi nhân dân trưng cất được chủ yếu bansang Trung Quốc. Trong tinh dầu Hồi chủ yếu có 8 chất, trong đó tinh dầu là chủ yếu, thành phần chính và quan trọng nhất là trans-anethol. Kết quả về thành phần hóa học của tinh dầu Hồi thu được 25 pic, trong đó có 17 thành phần đã được xác định, còn 8 thành phần khác chỉ ở dạng vết hoặc hàm lượng rất nhỏ.
Kết quả thử nghiệm diệt trừ sâu trên rau của dịch triết rotenon và chế phẩm tinh dầu Hồi; tiến hành thử nghiệm diệt trừ sâu trên rau của dịch triết rotenon và chế phẩm tinh dầu Hồi tại xóm Vò Rài xã Hôàng Việt huyện Hòa An vào mùa xuân và mùa thu rên diện tích 200m2. Đã cho hiệu quả gây ngán ăn đối với sâu hại của dịch chiết rotenon và chế phẩm tinh dầu là Hồi ở trong phòng thí nghiệm và trên đồng ruộng đối với sâu tơ, sâu khoang và sâu xanh bướm trắng. Với nồng độ pha loãng dịch chiết rễ cây Dây Mật tỷ lệ 1/100 (tương đương với 1,59ppm) đã có hiệu lực trừ sâu trực tiếp trong phòng thí nghiệm đạt từ 58-72% và ngoài đồng ruộng đạt từ 67-77% sau 3 ngày phun ; Tiến hành xác định hàm lượng rotenon và tinh dầu lá Hồi trong đất và rau kết quả cho thấy trong mẫu đất và rau không còn các pic tại các vị trí tương ứng với pic của rotenon trong dịch chiết cây Dây Mật và các pic trong tinh dầu Hồi. Với quy trình nhân giống, chiết suất rotenon thủ công từ rễ cây Dây Mật rất dễ thực hiện, mang lại hiệu quả, chi phí ít, người dân, cộng đồng có thể tham gia vào quá trình này.
Đối với tinh dầu lá Hồi đã đưa ra quy trình bào chế chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ tinh dầu lá Hồi để tạo thành chế phẩm dạng nhũ tương đậm đặc, xây dựng được quy trình bào chế, trong đó lựa chọn chất bảo vệ bề mặt là Natri laurylsulfat có nồng độ tinh dầu Hồi là 50%. Theo kết quả thử nghiệm chế phẩm tinh dầu lá Hồi phòng trừ sâu hại trong phòng thí nghiệm cũng như trên đồng ruộng cho thấy chế phẩm tinh dầu lá Hồi ở nồng độ 25% có hiệu lực đạt từ 77-91% sau 3 ngày thử nghiệm; kết hợp hỗn dịch từ dịch chiết rotenon và chế phẩm tinh dầu lá Hồi trong phòng thí nghiệm và thực tế trên đồng ruộng, hỗn hợp chế phẩm giữa dịch chiết rotenon 1% và chế phẩm tinh dầu lá Hồi 0,25% cho kết quả từ 82,7-96,7 sau 3 ngày sử dụng chế phẩm, mật độ sau khi sử dụng gần như hoàn toàn bị tiêu diệt.
IV. Kết luận:
Nhóm thực hiện đề tài đã xác định được đối với:
Cây Dây Mật: Đã xác định được cây Dây Mật (Thau thương) có mặt tại một số khu vực của tỉnh Cao Bằng, cây Dây Mật là Milletia pchyloba Drake var pachyloba thuộc chi Milletia, họ đậu Fabaceae; Xây dựng được phương pháp giâm cành và nhân giống cây dây mật, tách chiết thủ công rotenon từ rễ cây Dây Mật bằng nước sạch đơn giản, dễ thực hiện; Tác dụng diệt trừ sâu hại đối với sâu khoang, sâu xanh, sâu tơ trong phòng thí nghiệm cũng như trên thực tế ngoài đồng ruộng trên rau bắp cải của dịch triết rotenon 1% từ rễ cây, tương đương với 1,6ppm đạt từ 50-70% sau 3 ngày phun. Đồ tồn lưu của rotenon trên lá rau và trong đất không còn xuất hiện, đảm bảo an toàn với sản phẩm rau.
Đối với tinh dầu lá Hồi: lá Hồi có thành phần hóa học chủ yếu là trans-anethol chiếm trên 90% so với các hoạt chất khác; Đưa ra quy trình bào chế thuốc trừ sâu sinh học dạng nhũ tương 50% từ tinh dầu lá Hồi đảm bảo chất lượng; Tinh dầu lá Hồi có nồng độ 0,25 đã có tác dụng phòng trừ các loại sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ đạt hiệu quả trên 70-91%; Việc kết hợp giữa dịch chiết rotenon 1% từ rễ cây dây mật và chế phẩm tinh dầu lá Hồi 0,25% đã có tác dụng phòng trừ sâu hại trên rau, đem lại hiệu quả kinh tế và áp dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của Cao Bằng. Đây là cơ sở để người dân, cộng đồng trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ thảo mộc, phát huy sức mạnh cộng đồng, người dân.
V. Kiến nghị:
Khuyến cáo nông dân trồng rau nên trồng cây thuốc thảo mộc như cây dây mật trong vườn như làm hàng rào để khi cần thì thu hoạch rễ sau đó sẽ chiết xuất dung dịch và sử dụng dịch triết; Cần nhân rộng các mô hình để nhiều vùng, địa phương trồng rau sử dụng; Tiếp tục công tác nghiên cứu để có thể đưa ra chế phẩm hoàn chỉnh hơn tiến tới có sản phẩm bán trên thị trường; Với nguồn nguyên liệu tinh dầu lá Hồi sẵn có của địa phương, tiến hành gia công chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học, tuyên truyền, phổ biến và cung cấp chế phẩm này cho người dân sử dụng ở phạm vi, quy mô nhỏ từ vài hộ gia đình tại thôn Vò Rài, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng./.