Chủ nhiệm đề tài: Ks Nông Ích Thượng
Đơn vị thực hiện: Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao KHCN
Thời gian thực hiện: 2001-2003
I. Đặt vấn đề
Cao Bằng có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp cho phát triển một số cây ăn quả có giá trị kinh tế như: Lê, mác mật, hạt dẻ, cam, quýt. Mặc dù có lợi thế song một số cây ăn quả đặc sản vẫn chưa được phát triển tạo ra hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Phần lớn cây ăn quả được trồng dưới dạng phân tán trong các vườn tạp, không có giống thuần. Công tác giống, thâm canh và hàng loạt các biện pháp kỹ thuật khác chưa được quan tâm áp dụng. Chưa có cơ sở nghiên cứu nào xây dựng được vườn gen cây ăn quả tập trung, nhất là việc thu thập quỹ gen tốt. Nhưng cũng có một số cá thể có nhiều đặc tính tốt, nếu được lựa chọn tốt, bảo tồn quy tập thành vườn gen cây mẹ rồi đem nhân thành nhiều cá thể phục vụ cho công tác nhân giống phục vụ sản xuất thì hiệu quả sản xuất và kinh tế sẽ rất lớn. Vì vậy, Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao KHCN đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng vườn gen và vườn ươm giống của một số giống cây ăn quả có giá trị của Cao Bằng”.
II. Mục tiêu
- Chọn và thu thập những cá thể (cây) ưu tú một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao: cam, quýt, mác mật, lê, hạt dẻ để xây dựng vườn gen cây mẹ tại Trung tâm và bảo tồn những cây tốt phục vụ nhân giống cây ăn quả chất lượng cao cho sản xuất.
- Xây dựng vườn ươm để sản xuất cây giống có chất lượng tốt.
- Bồi dưỡng được một số cán bộ có kiến thức về tạo giống bằng phương pháp chọn cá thể, phương pháp bảo tồn gen và kỹ năng về nhân giống cây ăn quả.
III. Kết quả nghiên cứu
Qua 2 năm triển khai nghiên cứu dự án đã cơ bản hoàn thành nội dung đề ra, đã tuyển chọn, thu thập được 64 cá thể thuộc 5 loại cây ăn quả. Trong đó quy tập làm quỹ gen 42 cá thể để khai thác mắt gét, nhân giống phục vụ sản xuất. Cụ thể:
1. Xây dựng được vườn ươm cây ăn quả với diện tích 2.700m2 tại Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao KHCN và tổ chức trồng khảo nghiệm 201 cây giống cam, chanh nhập nội do Viện di truyền nông nghiệp cấp giống.
2. Kết quả chọn lọc
Dựa vào các ưu điểm về đặc tính của các giống cây đề tài đã tuyển lựa được các giống cây có năng suất cao, ổn đinh, phẩm chất quả tốt, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, không mang mầm bệnh, gồm:
a. Cam: Qua kết quả điều tra dự án đã tuyển chọn 02 cây nổi trội trong số 8 cá thể có những tính ưu việt hơn các cá thể khác. Đây là các cá thể có khả năng sinh trưởng, phát triển và sản lượng của cây cao. Tổng hợp các chỉ tiêu của 2 cá thể này cho thấy có thể làm cây mẹ để khai thác mắt cho nhân giống.
b. Quýt : Tên khoa học là Citrus valiculata Blanco.
Hầu hết được trồng bằng hạt và được trồng trong vườn tạp hoặc trang trại gia đình. Tên giống là tên nơi trồng của các cá thể chứ không phải giống thuần, chẳng hạn như quýt Hà Trì. Qua điều tra, phát hiện 2 dạng quả rất khác nhau đó là dạng quả có núm và quả không núm. Qua tuyển chon các cá thể đều là dạng quả có núm. Hình dạng và màu sắc đẹp. Qua phân tích các ưu điểm về chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, chất lượng quả…cho thấy 2 cá thể được tuyển chọn có thể làm cây đầu dòng (cây mẹ).
c. Cây Lê (Pyrys pynifolia Nakai): Qua điều tra cho thấy chủ yếu được trồng ở huyện Thạch An và Bảo Lạc và hầu hết nhân giống bằng ghép trên cây Mác coọt. Qua phân tích các chỉ tiêu của các cá thể đã qua vòng sơ tuyển, dự án đã chọn được 4 cá thể có những ưu điểm vượt trội về khả năng sinh trưởng, năng suất quả, hình dáng, màu sắc vỏ quả và trọng lượng quả, chất lượng quả. 4 cá thể được lựa chọn có thể nhân lên để tạo thành dòng bằng phương pháp nhân vô tính, đồng thời bảo tồn tại nơi nguyên sản cả cây mẹ lẫn các dòng vô tính và cũng có thể khai thác sử dụng để nhân giống vô tính cung cấp cho sản xuất.
d. Cây Mác mật (Hoàng bì – Chausenalansiun): Dù được xác định là một loại cây ăn quả để ăn tươi và làm gia vị nhưng cho đến nay chủ yếu vẫn được trồng ở chân núi hoặc trong thung lũng, hầu hết đều là cây được trồng từ hạt cho nên không ít cá thể mang tính hoang dại như quả rất chua, nhiều hạt… Tuy nhiên qua điều tra, dự án cũng lựa chọn được một số cá thể trong đó có 3 cá thể có nhiều ưu điểm, chọn làm quỹ gen để khai thác mắt gét cho sản xuất.
e. Cây hạt dẻ (Castanca mollisima BL): Chủ yếu được trồng ở huyện Trùng Khánh, Hạ Lang, Trà Lĩnh, Quảng Uyên và hầu hết được trồng bằng hạt. Kết quả đã chọn được 4 cá thể có những đặc trưng, đặc tính tốt, phù hợp để làm quỹ gen cho khai thác mắt gét phục vụ sản xuất.
3. Kết quả quy tập quỹ gen
- Đã chọn được 15 cây ưu tú thuộc 5 loại quả đặc sản để bảo tồn.
- Quy tập quỹ gen cây mẹ tại Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao KHCN: với 23 cá thể thuộc 3 loại cây ăn quả đặc sản: Cam Trưng Vương, Cam Nguyên Bình, Quýt Hà Trì, Quýt Trà Lĩnh, Quýt Nguyên Bình, Mác mật. 28 cá thể thuộc 3 loại cây ăn quả cam, quýt, chanh của giống nhập nội do Viện di truyền nông nghiệp và Viện bảo vệ thực vật cung cấp./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
92
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 91
Hôm nay :
5502
Tháng hiện tại
: 649509
Tổng lượt truy cập : 23553545