I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Phục Hoà là huyện mới tách lập từ huyện Quảng Hoà cũ, nằm xa trung tâm của tỉnh, với tổng diện tích đất nông nghiệp là 4.506,62 ha, cùng các cây trồng truyền thống: ngô, lúa nước, mía, đậu tương...,được canh tác theo tập quán là chính, nên thu nhập của người nông dân còn thấp (bình quân lương thực đạt 360kg/người), do vậy đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đại bộ phận cư dân của huyện sống bằng canh tác nông nghiệp: 4.328 hộ, trong tổng số 4.588 hộ của toàn huyện. Trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 19,6% mức thu nhập của người nông dân. Tỷ trọng này chưa tương xứng với tiềm năng về lao động, đất đai và nhu cầu của đời sống.
Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp thực phẩm giàu đạm chủ yếu của địa phương, tuy nhiên, năng suất còn thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó chất lượng đàn giống thương phẩm chưa được cải tiến là nguyên nhân chính. Cho đến nay Phục Hoà chưa có một cơ sở dịch vụ thụ tinh nhân tạo (TTNT) nào, do vậy con giống F1 cho sản xuất thịt thiếu trầm trọng và phải nhập từ địa phương khác, không quản lý được dịch bệnh. Để thúc đẩy chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện và tránh những rủi ro, tổn thất không đáng có cho người chăn nuôi, việc xây dựng trạm thụ tinh nhân tạo (TTNT) tại Phục Hoà là nhu cầu cần thiết.
II- MỤC TIÊU
- Xây dựng và đưa vào hoạt động tại khu vực thị trấn Phục hoà mô hình trạm thụ tinh nhân tạo (TTNT) lợn có quy mô tối thiểu với 02 đực giống ngoại thuần đã kiểm tra năng suất đạt tiêu chuẩn quốc gia, sản xuất 2000 liều tinh nguyên/năm.
- Đào tạo tay nghề, hướng dẫn kỹ thuật TTNT lợn cho 01 lao động của địa phương nắm và áp dụng thành thạo các khâu cơ bản của Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo lợn, để khai thác sử dụng mô hình phục vụ nhu cầu sản xuất địa phương.
II- KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Sau khi mô hình đi vào hoạt động, ngoài việc nắm tình hình thường xuyên thông qua điện đàm, Trung tâm đã tiến hành 3 đợt kiểm tra định kỳ với các nội dung và kết quả như sau:
- Thể trạng và sức khoẻ đực giống:
Cả hai đực giống đều tỏ ra thích ứng tốt với điều kiện chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng tại Phục Hoà, không có biểu hiện bệnh lý, sinh trưởng phát triển về tầm vóc và khai thác giống bình thường.
Thể trọng và chất lượng tinh dịch đực giống tại Phục Hoà
TT | Ngày kiểm tra | Các chỉ tiêu theo dõi | |||||||||
Đực Landracce 2364 | Đực Yorkshire 1786 | ||||||||||
P (kg) | V (ml) | A (%) | C (106/ml) | Số liều | P (kg) | V (ml) | A (%) | C (106/ml) | Số liều | ||
1 | 10/12/2003 | 165 | 150 | 85 | 280 | 20 | 155 | 120 | 85 | 250 | 16 |
2 | 25/2/2004 | 180 | 170 | 85 | 280 | 140 | 170 | 135 | 85 | 250 | 116 |
3 | 02/4/2004 | 195 | 180 | 85 | 250 | 266 | 190 | 150 | 85 | 230 | 210 |
Cộng | 426 |
| 342 |
- Số liệu về trọng lượng thu được qua kiểm tra cho thấy hai đực giống tỏ ra thích ứng với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng (chuồng trại, thức ăn, chế độ khai thác…) sinh trưởng phát triển về tầm vóc và cho sản lượng tinh dịch tăng dần, hợp quy luật. (do không thể cân trực tiếp nên chúng tôi sử dụng kích thước các chiều đo để tính ra trọng lượng theo công thức: P=VN2 x DT/14.400. Trong đó: VN số đo vòng ngực; DT số đo chiều dài thân tính bằng cm).
Số liệu về các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch cho thấy điều kiện nuôi dưỡng, sản xuất tại Phục Hoà không ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng tinh dịch thu được, sản phẩm của mô hình hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam đối với tinh dịch lợn sử dụng trong TTNT.
Ngày 27 tháng 11 năm 2003, mô hình đã được bàn giao cho UBND huyện Phục Hoà tiếp tục quản lý và sử dụng.
III- KẾT LUẬN
- Mô hình TTNT lợn với hai đực giống ngoại, được xây dựng và đưa vào hoạt động tại Phục Hoà đã hoàn thành nội dung và mục tiêu, đạt tiến độ của kế hoạch đề ra.
- Thông qua việc thực hiện kế hoạch, một lao động của huyện đã được đào tạo và thuần phục tay nghề để sử dụng và khai thác mô hình phục vụ nhu cầu sản xuất của địa phương.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
81
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 79
Hôm nay :
5282
Tháng hiện tại
: 649289
Tổng lượt truy cập : 23553325