Trang nhất » Kỷ yếu KH&CN » Tóm tắt ĐT/DA 2001-2005

Xây dựng mô hình hồ sinh thái kinh doanh tổng hợp hồ sen Cao Bình

Thứ sáu - 21/02/2014 14:45

Chủ nhiệm đề tài: Bùi Nguyễn Thiện

Đơn vị thực hiện: UBND xã Hưng Đạo – Hoà An – Cao Bằng

Thời gian thực hiện:  2005

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hồ sen Cao Bình, xã Hưng Đạo, Hoà An đã có từ hàng trăm năm nay, gắn liền với truyền thuyết thành Bản Phủ, nơi vua Thục Chế đóng đô, nằm trong quần thể di tích văn hoá Chùa Đống Lân ( Thạch Sanh), chùa Đà Quận, đền Vua Lê,… ngoài ra vùng lòng hồ còn là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản như tôm, cua, cá,... đây là nguồn thu nhập không nhỏ đối với người dân khu vực lòng hồ. Tuy nhiên người dân nơi đây chưa có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, khai thác sen, tôm, cá một cách bừa bãi…

II. MỤC TIÊU

Để có cơ sở cho việc khai thác phát triển vùng hồ một cách toàn diện, bền vững và trở thành điểm kinh tế văn hoá tổng hợp, phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái, UBND xã Hưng Đạo đã thực hiện dự án với mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá cơ bản môi trường sinh thái và các đặc điểm tự nhiên, KT – XH vùng hồ và vùng phụ cận; lập quy hoạch khu du lịch sinh thái kinh doanh tổng hợp Hồ sen Cao Bình.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Kết quả đạt được của đề tài đã bước đầu đánh giá cơ bản các điều kiện tự nhiên, văn hoá, KT – XH của vùng phụ cận và các đặc điểm tự nhiên của Hồ sen Cao Bình. Đây là cơ sở để lập quy hoạch và đầu tư một cách có hiệu qủa khu vui chơi giải trí, khu sinh thái gắn với kinh doanh.

Vị trí địa lý: Hồ sen Cao Bình có diện tích lòng hồ 6,7 ha, trong đó 3,2 ha hiện nay đã trồng sen, Hồ sen nằm ở vị trí thuận lợi cho việc xây dựng khu vui chơi, thuận tiện về giao thông, nằm trong khu vực có điều kiện thuận lợi về thuỷ lợi, đặc biệt lòng hồ là nơi duy nhất của tỉnh có sen mọc từ lâu đời.

Về văn hoá: Hồ sen Cao Bình nằm giữa nhiều di tích lịch sử văn hoá như: Chùa Đống Lân, chùa Đà Quận, thành Bản Phủ, Miếu Hoàng Thành… là những nơi thường xuyên diễn ra các lễ hội vào dịp tết, thuận tiện cho việc tham quan, có thể xây dựng thành một quần thể du lịch sinh thái gắn với hoạt động văn hoá của vùng, đặc biệt Hồ sen cũng gắn với Thành Bản Phủ vì vậy cần được bảo tồn và tôn tạo.

Về phát triển kinh tế: Hiện nay người dân sống ở vùng phụ cận Hồ sen chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, nhưng chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Trên cơ sở nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội vùng Hồ sen Cao Bình và vùng phụ cận, nhóm thực hiện đề tài đã lập quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái Hồ sen Cao Bình, cụ thể như: Quy hoạch về giao thông nội vùng, quy hoạch về cấp thoát nước, quy hoạch Hồ sen, trồng hoa cây cảnh và nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực lòng hồ.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 89

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 88


Hôm nayHôm nay : 6829

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 650836

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23554872

CÔNG TÁC XUẤT BẢN















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng