Chủ nhiệm đề tài: Ks Nông Ích Thượng
Đơn vị thực hiện: Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao KHCN
Thời gian thực hiện: 2001-2002
I. Đặt vấn đề
Lê, mác mật, hạt dẻ, cam, quýt là những cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương, tuy nhiên lại chưa được khai thác nhân rộng trở thành sản phẩm hàng hoá. Mặt khác tình trạng nhập giống cây ăn quả từ địa phương khác đến thiếu sự kiểm soát không bảo đảm tiêu chuẩn cây giống nên chất lượng và năng suất chưa đáp ứng yêu cầu. Để mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, phát huy tốt thế mạnh của địa phương, Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao KHCN tỉnh Cao Bằng đã triển khai đề tài “tuyển chọn phục tráng và gây dựng vườn gen một số cây ăn quả đặc sản địa phương: Mác mật, lê, hạt dẻ, cam, quýt”. Thành công của đề tài sẽ góp phần phục vụ công tác nhân giống đáp ứng nhu cầu sản xuất trong những năm tới và bảo tồn nguồn gen tốt cho các loại cây ăn quả đặc sản của địa phương từng bước năng cao khả năng cạnh tranh của các loại cây ăn quả đặc sản của tỉnh trên thị trường trong và ngoài nước.
II. Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng giống, nguồn Gen của một số cây ăn quả đặc sản của tỉnh: Lê, Hạt Dẻ, Mác Mật, Cam, Quýt.
- Điều tra khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và sự phân bố của các loại cây ăn quả trên.
- Lựa chọn các cá thể tốt để khai thác mắt ghép, cành ghép, cành triết phục vụ cho sản xuất tạo tiền đề cho việc xây dựng vườn gen cây ăn quả của tỉnh.
- Sơ tuyển một số cây để làm giống gốc cho các loại cây ăn quả trên.
III. Kết quả nghiên cứu
Qua 1 năm nghiên cứu, đề tài đã cơ bản đạt mục tiêu, nội dung đề ra. Đã tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng về giống, nguồn gen, các chỉ tiêu sinh trưởng… của các cây ăn quả đặc sản của tỉnh như: Lê, Hạt dẻ, Mác mật, Cam, Quýt. Cụ thể:
1. Cây Lê: Qua điều tra tại huyện Bảo Lạc và Thạch An cho thấy có 2 loại Lê khác nhau, đó là Lê xanh và Lê đỏ. Lê xanh hình trừng, tuổi cây từ 10-20 tuổi, 60% Lê xanh cho quả sau 6 năm trồng. Lê nâu tròn dẹt, Lê nâu tròn cho quả sau 4-5 năm. Sản lượng quả trên cây giữa các giống Lê có sự chênh lệch, cao nhất là Lê nâu, rồi đến Lê nâu dẹt. Lê xanh hình trứng cho sản lượng quả từ 40-160 kg/cây, Lê xanh bầu trứng ngược, năng suất từ 40-120kg/cây, Lê nâu tròn cho năng suất từ 40-160 kg/cây, Lê nâu tròn dẹt cho năng suất 40-260kg/cây.
Dựa vào chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây, năng suất, chất lượng, hương vị, độ ngọt, tính chống chịu sâu bệnh, đề tài đã sơ tuyển được 5 cây trong số 22 cây được khảo sát, chiếm 22,7% đối với giống Lê xanh hình trứng, 12/46 cây đối với giống Lê nâu tròn dẹt, chiếm 26,1%.
2. Cây Mác mật: Được trồng nhiều ở chân núi đá vôi, cây cao khoảng 4,3m, được trồng bằng hạt, sau khi trồng 7 năm mới cho quả, cá biệt có cây cho quả ở độ tuổi 5-6 tuổi. Sản lượng quả đạt từ 20-30 kg/cây, chiếm 58,3%. Qua kết quả theo dõi về sinh trưởng, năng suất, đề tài đã sơ tuyển được 3 cây trong số 84 cây được khảo sát phân bố ở các huyện Quảng Uyên và Thạch An.
3. Cây Hạt dẻ: Là cây đặc sản của tỉnh, được trồng nhiều ở huyện Trùng Khánh, cây có thể cao từ 4 đến 11m. Cây cho quả sau khi trồng 5-6 năm. Sản lượng dao động từ 5kg-35kg/cây, năng suất cao nhất là khi cây dẻ trồng được 20 năm tuổi đến 60 năm tuổi. Trong số 94 cây được khảo sát đã sơ tuyển được 10 cây đáp ứng các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất và chất lượng.
4. Cây cam, quýt: Qua khảo sát 34 cây cam, 107 cây quýt thuộc địa phận các huyện Trà Lĩnh, Nguyên Bình, Hoà An cho thấy: Sau 4-5 năm tuổi cây cho quả, chiều cao cây và chu vi gốc của cây phát triển tỷ lệ thuận với nhau. Tuỳ vào từng vùng sinh thái khác nhau, chế độ chăm sóc khác nhau, tuổi cho quả của cây cam, quýt khác nhau. Năng suất trung bình dao động từ 5-70kg/cây.
5. Kết quả tuyển chọn:
Dựa vào các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng đề tài đã chọn được 9 cây cam, 17 cây quýt, 10 cây hạt dẻ, 17 cây Lê, 3 cây mác mật. Đây là những cây trồng có giá trị kinh tế hàng hoá đặc trưng của tỉnh, với đặc tính tốt, năng suất cao, phẩm chất tốt có khả năng để khai thác mắt ghép, cành ghép tạo giống trong nguồn cây ăn quả đặc sản của địa phương.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
52
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 51
Hôm nay :
11330
Tháng hiện tại
: 93479
Tổng lượt truy cập : 25267125