Trang nhất » Kỷ yếu KH&CN » Tóm tắt ĐT/DA 2001-2005

Phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm hình sự ở Cao Bằng bằng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục trường giáo dưỡng

Thứ sáu - 21/02/2014 14:51

Chủ nhiệm đề tài: Trần Minh Hồng

Đơn vị thực hiện: Phòng CSĐT tội phạm về TTXH

Thời gian thực hiện: 2005

I. Đặt vấn đề:

Trong những qua lực lượng CAND Cao Bằng đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội khác, huy động sức mạnh của toàn xã hội vào công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Tuy nhiên, tình hình phạm pháp hình sự ở một số loại tội phạm còn diễn biến phức tạp. Đối tượng hoạt động phạm tội với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xuất hiện một số tội phạm mới (tội phạm lợi dụng khoa học, công nghệ)..., hình thành một số ổ băng nhóm tội phạm hoạt động lưu thông, gây án liên tục, đã để lại hậu quả tác hại lớn, gây bức xúc nhức nhối về an ninh trật tự. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài khoa học “Phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm hình sự ở Cao Bằng là biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục (CSGD) và trường giáo dưỡng (TGD)”.

 

II. Mục tiêu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm bằng biện pháp đưa đối tượng vào CSGD, TGD.

- Khảo sát lại toàn bộ thực trạng các hoạt động mà lực lượng CSND tỉnh Cao Bằng đã thực hiện nhằm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Đánh giá được những ưu điểm và những tồn tại thiếu sót của lực lượng CSND

- Đề xuất các giải pháp để lực lượng CSND tỉnh Cao Bằng áp dụng nhằm tăng cường hiểu quả của công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm bằng biện pháp đưa vào CSGD, TGD.

 

III. Kết quả nghiên cứu

1. Lý luận về tội phạm và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm bằng biện pháp đưa đối tượng vào CSGD, TGD.

- Tìm hiểu về lý luận tội phạm và phòng ngừa tội phạm

- Lý luận về phòng ngừa tội phạm bằng biện pháp đưa vào CSGD, TGD

- Thủ tục đưa đối tượng vào CSGD, TGD

2. Thực trạng công tác phòng ngừa và đấu tranh chống TPHS ở Cao Bằng bằng biện pháp đưa vào CSGD, TGD.

a) Đối với chính quyền cơ sở: Chưa quan tâm đúng mức đến công tác chỉ đạo thực hiện biện pháp đưa vào CSGD, TGD,

- Chưa phát huy được vai trò quyền hạn của chính quyền và các tổ chức đoàn thể cơ sở trong việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, biện pháp giáo dục ở xã, phường chưa được quan tâm, quá trình thực hiện còn mang tính hình thức để kép kín hồ sơ

- Công tác giáo dục, giúp đỡ tạo điều kiện cho đối tượng đi CSGD, TGD về địa phương, đặc biệt là đối tượng gia đình có hoàn cảnh khó khăn chưa tạo được công ăn việc làm để đối tượng tái hòa nhập cộng đồng.

b) Đối với lực lượng Công an:

- Công tác lãnh đạo triển khai thực hiện biện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, chưa thấy được ý nghĩa tác dụng của công tác này trong việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ở địa phương.

- Lực lượng trực tiếp làm công tác lập hồ sơ đưa vào CSGD, TGD còn mỏng, trình độ chuyên môn hạn chế, chưa nắm được đầy đủ về điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng đưa vào CSGD, TGD.

- Công tác tham mưu cho chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế

- Việc quản lý đối tượng tại địa phương chưa được chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin còn nhiều bất cập, chưa kịp thời

- Công tác lập hồ sơ đưa vào CSGD, TGD trên địa bàn tỉnh chưa được tiến hành đồng bộ

 

3. Đề xuất một số giải pháp

a) Đối với Chính phủ: Sửa đổi Điều 12 Nghị định 76/CP như sau: “Trong trường hợp một người thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật vừa thuộc đối tượng đưa vào CSGD, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ quan có thẩm quyền chỉ áp dụng biện pháp đưa vào CSGD

b) Đối với địa phương: Có chính sách tạo điều kiện cho những đối tượng sau khi rời khỏi CSGD, TGD về địa phương tái hòa nhập cộng đồng, tạo công ăn việc làm..., nâng cao năng lực trách nhiệm của các cơ sở khám chữa bệnh, cắt cơn đối với người nghiện ma túy, quan tâm, chỉ đạo các tổ chức xã hội nhất là cơ sở, phường, thị trấn, trong việc giáo dục, giúp đỡ, quản lý các đối tượng.

c) Đối với lực lượng công an: Đề xuất với Bộ Công an có quy trình cụ thể hướng dẫn việc thực hiện biện pháp đưa đối tượng vào CSGD đối với loại đối tượng lợi dụng quyền tự do, dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động.

d) Đối với ban Giám đốc Công An: Cần có kế hoạch mở các lớp tập huấn về Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, quyết định rõ chức năng nhiệm vụ của các đơn vị phối hợp, xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng CSĐT TP và TTXH với các lực lượng khác.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 58

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 57


Hôm nayHôm nay : 11682

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 93831

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25267477

CÔNG TÁC XUẤT BẢN















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng