Chủ nhiệm đề tài: GS TSKH Nguyễn Tiến Bân
Đợn vị thực hiện: Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia Viện sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Thời gian thực hiện: 2001
I. Đặt vấn đề
Huyện Quảng Hòa nói chung và xã Phúc Sen nói riêng do phong tục tập quán và do làm nghề làm ngói và làm nghề rèn phát triển nên việc khai thác nguồn lợi từ rừng trong nhiều năm qua đã được người dân khai thác triệt để, rừng bị tàn phá nguy cơ núi đá trơ chọc, đa dạng sinh học bị thay đổi.
II. Mục tiêu
a) Mục tiêu trước mắt:
- Đánh giá có hệ thống về thực vật vùng núi đá vôi, kiểm tra thành phần loài, phát hiện các nguồn tài nguyên đặc trưng có giá trị kinh tế, khoa học của vùng núi đá vôi.
- Xác định cơ sở khoa học của mô hình trồng cây Mắc rạc và một số cây bản địa khác làm cây tiên phong, tạo độ che phủ ban đầu ở “vùng núi đá trọc” (những nơi không còn cây gỗ gieo giống tự nhiên) với quy mô cấp xã (diện tích khoảng 100ha), ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng.
- Điều tra để tuyển chọn thêm các loài cây bản địa (Mắc thuốt, Mắc mật, Nghiến, Đinh, Lát hoa, Chè đắng, Mun, Xoan hôi, Trai, Khóa, Bời lời, các loài Dẻ,…), các cây dược liệu (Bình vôi, Dần tòong, Chè dây,…) thích hợp với vùng núi đá vôi, tìm cách đưa vào trồng xen kẽ với Mắc rạc ở những nơi có đủ điều kiện nhằm tạo ra những khu rừng nhiều loài, nhiều tầng, có giá trị kinh tế cao và có hiệu quả sinh thái môi trường lớn, từng bước phục hồi lại Hệ sinh thái rừng gần giống với rừng tự nhiên ở vùng núi đá vôi.
- Nâng cao nhận thức và trình độ dân trí về công tác bảo vệ và phục hồi rừng bản địa.
b) Mục tiêu lâu dài:
- Xây dựng quy trình trồng lại rừng ở vùng núi đá vôi nhằm nhân rộng mô hình “dùng cây Mắc rạc và cây bản địa khác phủ xanh vùng núi đá vôi” tạo mô hình ra các tỉnh vùng biên giới và các tỉnh khác ở miền bắc.
- Tạo ra những nguồn tài nguyên tại chỗ, ổn định điều kiện sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, trước hết đảm bảo đủ chất đốt, để đồng bào sống ở vùng cao không phải vào chặt củi ở các khu rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, các khu rừng bảo vệ hoặc phá các khu rừng khoanh nuôi khác.
- Từng bước phục hồi lại mái nhà sinh thái cho miền bắc nói chung và Cao Bằng nói riêng.
III. Kết quả nghiên cứu
1.Tuyển chọn tập đoàn các cây bản địa cho việc phục hồi rừng ở vùng núi đá vôi
a. Thành phần loài trong cấu trúc rừng cây bản địa như: Mắc rạc, Nữ trinh, Mắc mật, Chè đắng, Nghiến, Vải rừng, Mắc cưởm cóoc, Đinh, Sến mật, Trai, Dẻ đỏ, Táu mật, Mắc kẹn, Vù hương, Quế hương…
b. Những cây trồng ở ven chân núi đá: Lát hoa (lát da đồng, Lát chun), Trương vân (Xuyên mộc, Xương mộc, Lát khét, Xoan mộc), Hông (cây Chõ xôi, Bông lơn).
c. Những cây trồng dưới tán rừng (tầng lâm hạ):
2. Củng cố và hoàn thiện các mô hình
a. Mô hình vườn rừng Chè đắng tại xã Thanh Nhật và thị trấn Hạ Lang
b. Hoàn thiện mô hình “rừng cây bản địa tại xã Phúc Sen”
c. Nhân giống Chè đắng bằng hom – một giải pháp có hiệu quả.
IV. Kết luận
Vấn đề trồng lại rừng ở vùng núi đá vôi, nhất là ở vùng giáp biên, là việc làm hết sức cấp bách. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, sinh thái cảnh quan, bảo vệ tài nguyên mà còn liên quan đến cả an ninh Quốc gia. Nếu phục hồi lại được rừng, khôi phục môi trường sống, có nước cho sinh hoạt và sản xuất nông lâm nghiệp, đồng bào các dân tộc ở vùng cao an tâm sống định cư, họ sẽ là “những người lính biên phòng tự nguyện” góp phần bảo vệ biên cương của tổ quốc.
Những kết quả của đề tài chưa lớn, các mô hình chưa thật hoàn chỉnh, vì các cây mới bổ sung đang ở giai đoạn đầu phát triển; cây Chè giống hãy còn non đang phải tiếp tục chăm sóc và bổ sung thêm số lượng. chúng tôi tin tưởng rằng sau khi đề tài kết thúc, bà con ở các địa phương sẽ bảo vệ những thành quả này và tự giác phát triển chúng, coi như một trong các hướng tạo thêm thu nhập cho đồng bào, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng cao.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
55
•Máy chủ tìm kiếm : 6
•Khách viếng thăm : 49
Hôm nay :
3566
Tháng hiện tại
: 115755
Tổng lượt truy cập : 25289401