Chủ nhiệm đề tài: Quách Ngọc Ân
Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng
Thời gian thực hiện: 2002-2003
I. Đặt vấn đề
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế được nhiều nước áp dụng đã xác định được hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là việc giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ thương mại để thức đẩy sự tăng nhanh GDP. Đồng thời việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành không chỉ tăng về lượng và chiều rộng mà phải tăng cả về chất và chiều sâu.
Đối với tỉnh Cao Bằng còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần thực hiện theo đúng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 186/2001 về việc phát triển KT-XH thời kỳ 2001-2005 ở một số tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt khó khăn. Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, bắt nhịp phát triển chung của cả nước. Nhưng để thực hiện quyết định này cần có sự nghiên cứu và đề xuất những giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mô hình cấp huyện, trên cơ sở đó, Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng đã triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng”.
II. Mục tiêu
Xây dựng phương pháp luận làm cơ sở cho việc định hướng và xây dựng các giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Hoà An (Cao Bằng) từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010.
III. Kết quả nghiên cứu
Sau 2 năm triển khai nghiên cứu, đề tài đã đánh giá một cách đầy đủ về điều kiện tự nhiên, KT-XH và tài nguyên của huyện Hoà An cũng như phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế hiện nay của huyện Hoà An để làm căn cứ cho việc khai thác phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Hoà An. Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy:
1. Thực trạng phát triển kinh tế và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Kinh tế của huyện Hoà An có bước phát triển khá. Giá trị sản phẩm năm 2002 đạt 118,2 tỷ đồng. So với năm 1996 nông – lâm nghiệp tăng 56,8%, công nghiệp – xây dựng tăng 94,3%, dịch vụ - thương mại tăng 91,9%.
- Cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: năm 2002 so với năm 1996, nông lâm nghiệp giảm từ 70% xuống 65,5%, công nghiệp – xây dựng tăng từ 8,1% lên 9,4%, dịch vụ - thương mại tăng từ 21,8% lên 25,1%.
- Nông nghiệp năm 2002 so với năm 1996, giá trị trồng trọt tăng 44,3%, giá trị chăn nuôi tăng 113%. Năng suất các loại cây trồng đều tăng, nhất là lúa và ngô. Sản lượng lương thực năm 2002 đạt 32.266 tấn, trồng rừng đạt gần 4.300ha (năm 2002), tỷ lệ cho phủ rừng đạt 36,8%.
- Công nghiệp phát triển còn chậm, nhưng giá trị sản xuất đạt 4,94 tỷ đồng năm 2002 tăng 2,4 lần so với năm 1996, giá cố định (1994). Nhiều chương trình, dự án được đầu tư xây dựng, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng năm 2002 đạt 24,4 tỷ đồng, tăng 7 lần so với năm 1996.
- Dịch vụ - thương mại năm 2002 đạt trên 45,4 tỷ đồng, chiếm 25,1% trong cơ cấu kinh tế của huyện.
- Các mặt văn hoá – xã hội, giáo dục – y tế đều có bước phát triển khá.
2. Các giải pháp chủ yếu thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Hoà An:
Đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hoà An đang đứng trước thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn đan xen nhau và cùng tồn tại; muốn vượt lên để giành lấy thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, khai thác thuận lợi, hạn chế khó khăn để phát triển KT-XH thì phải có những biện pháp tích cực và tính khả thi,
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch. Triển khai theo vùng thâm canh, chuyên canh để có sản phẩm nông sản hàng hoá.
- Chọn phát triển cây thuốc lá làm mũi đột phá về kinh tế. Lấy việc nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, rèn luyện kỹ năng cho người lao động làm mũi đột phá về nguồn nhân lực.
- Coi trọng sản xuất nông nghiệp trong suốt thời kỳ phát triển kinh tế (2001-2010). Đồng thời đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng cơ bản, dịch vụ và thương mại.
- Đẩy mạnh áp dụng KHCN vào sản xuất, trước hết áo dụng trong khâu giống đi đôi với phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm.
- Giải quyết vấn đề về vốn phải từ nhiều nguồn trong đó tập trung phát huy từ nội lực. Có cơ chế chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Tăng cường việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, trong đó, chú trọng nâng cao sức mua tại chỗ. Có chính sách hỗ trợ thị trường đối với vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh các hoạt động thị trường biên giới và giới thiệu các sản phẩm có lợi thế của huyện.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
87
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 86
Hôm nay :
5724
Tháng hiện tại
: 649731
Tổng lượt truy cập : 23553767