Trang nhất » Kỷ yếu KH&CN » Tóm tắt ĐT/DA 2001-2005

NC thành phần chất, nhân giống, chăm sóc một số dược liệu quý: Ích mẫu, Hà thủ ô đỏ, Hoàng tinh

Thứ bảy - 15/02/2014 16:28

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.Nguyễn Thượng Dong

Đơn vị thực hiện: Viện Dược liệu – Bộ Y tế

Thời gian thực hiện: 2005

I. Đặt vấn đề:

Cao Bằng là tỉnh có nhiều loài cây thuốc quý, theo kết quả điều tra từ năm 1969 - 1973 đã phát hiện có 617 loài cây thuốc, thuộc 211 họ thực vật. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này đang ngày một cạn kiệt do tác động của con người, nhiều loài cây thuốc quý đã không còn khả năng khai thác trong tự nhiên, một số cây đã được đưa vào sách đỏ và cấm khai thác hoặc hạn chế khai thác. Để góp phần tạo nguồn dược liệu hàng hoá ổn định về sản lượng và chất lượng, Viện Dược liệu đã thực hiện đề tài: Nghiên cứu thành phần chất, công nghệ nhân giống, chăm sóc, thu hái một số cây dược liệu quý hiến của tỉnh Cao Bằng: ích mẫu, ngũ gia bì, hoàng tinh, thổ phục linh...

II. Mục tiêu:

Nghiên cứu thành phần hoạt chất một số cây dược liệu quý hiếm của địa phương, phục vụ cho nghiên cứu thuốc mới từ dược liệu Cao Bằng; nghiên cứu công nghệ nhân giống, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, thu hái và bảo quản chế biến một số cây dược liệu quý.

III. Kết quả nghiên cứu:

1. Phân tích định tính thành phần hoá học một số dược liệu: Đã phát hiện các nhóm chất Anthranoid, acid hữu cơ, chất béo, coumarin, đường khử, flavonoid, tanin và saponin. Kết quả này được áp dụng trong nghiên cứu quy trình triết xuất cao tiêu chuẩn từ dược liệu.

2. Xác định hàm lượng một số nhóm chất: Một số nhóm chất có hàm lượng rất cao trong dược liệu như: Kim ngân hoa 7,67%, polysaccharid trong Kim anh 29,84%, saponin trong Giảo cổ lam 3,54%, dầu béo trong hạt 3 loài Qua lâu 39,61%,21,04% và 48,02%.

3. Nghiên cứu phương pháp chiết xuất cao ở phòng thí nghiệm:

- Ngũ gia bì gai: Dung môi chiết là cồn 80%, hiệu suất cao ổn định 21,7 - 22,5%, hàm lượng saponin trong cao đạt 26,52 - 26,95% Sản phẩm thu được là bột khô màu nâu, mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng.

- Hà thủ ô đỏ: Dung môi chiết xuất là cồn 50%, hiệu suất cao 40,05%, hàm lượng saponin toàn phần trong cao đạt 60,32%.

- Cao Hy thiêm: Dung môi chiết là nước, hiệu suất cao 14,47%, hàm lượng saponin toàn phần trong cao 33,25%.

- Hoa kim ngân: Dung môi chiết là nước, hiệu suất cao 36,13%, hàm lượng flavonoid trong cao 12,47%.

- Cao ích mẫu: Dung môi chiết là nước, hiệu suất cao ổn định 17,05%, hàm lượng saponin trong cao 25,97%.

4. Nghiên cứu quy trình công nghệ chiết xuất cao dược liệu quy mô pilot:

- Ngũ gia bì gai: Quy trình chiết xuất cho hiệu suất từ 3,75 - 3,85%, chất lượng cao Ngũ gia bì ổn định, hàm lượng saponin toàn phần trong cao từ 30,01 - 31,25%. Sản phẩm dùng làm bán thành phẩm cho bào chế rượu thuốc, thuốc viên, thực phẩm chức năng Ngũ gia bì hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

- Hà thủ ô đỏ: Quy trình chiết xuất cho hiệu suất cao trung bình 45,38%, hàm lượng saponin toàn phần trong cao 62,81%. Sảm phẩm dùng làm bán thành phẩm cho bào chế rượu thúôc, thuốc viên, thực phẩm chức năng Hà thủ ô đỏ hoặc dùng phối hợp ới các vị thúôc khác.

- Cao Hy thiêm: quy trình chiết xuất cho hiệu suất cao từ 22,5 - 23,0%, chất lượng cao ổn định, hàm lượng saponin toàn phần trong cao 31,23 - 31,89%. Sản phẩm dùng làm bán thành phẩm cho bào chế thuốc viên, thực phẩm chức năng Hy thiêm hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

- Cao ích mẫu: Quy trình chiết xuất cho hiệu suất cao từ 9,5 - 11,0%, chất lượng cao ổn định, hàm lượng saponin toàn phần trong cao 22,26 - 28,05%. Sản phẩm dùng làm bán thành phẩm cho bào chế thúôc viên, thực phẩm chức năng ích mẫu hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

- Kim ngân hoa: Quy trình chiết xuất cho hiệu suất 26,5 - 30,0%, hàm lượng flavonoid toàn phần 11,44%. Sản phẩm dùng làm bán thành phẩm cho bào chế thuốc viên, thuốc nước, thực phẩm chức năng Kim ngân hoa hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

5. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản chế biến một số cây thuốc tại Cao Bằng: Đ ã nghiên cứu một số loại cây như Ngũ gia bì gai, Thổ phục linh, Hà thủ ô đỏ, cây Hoàng tinh, Kim ngân hầu hết các loại cây này đều được nhân giống bằng phương pháp vô tính, tách lát cắt từ rễ củ, thân ngầm hoặc từ cành khí sinh.

6. Trồng khảo nghiệm và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng một số cây thuốc tại Cao Bằng: Đã xây dựng được dự thảo quy trình trồng các loại cây Thanh cao hoa vàng, cây ích mẫu, cây Kim ngân, cây Hà thủ ô, Ngũ gia bì gai.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 93

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 90


Hôm nayHôm nay : 3509

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 115698

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25289344

CÔNG TÁC XUẤT BẢN















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng