Trang nhất » Kỷ yếu KH&CN » Tóm tắt ĐT/DA 1990-2000

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô nhân nhanh giống mía

Thứ sáu - 21/02/2014 22:03

Chủ nhiệm đề tài: Ks Nông Thanh Mẫn
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao KHCN.
Thời gian thực hiện: 1996 – 1998.

 I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Tỉnh ta là một tỉnh có tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất mía đường. Để phát huy thế mạnh đó tỉnh ta đã đầu tư xây dựng nhà máy mía đường có năng xuất 700 tấn/ ngày và đang đi vào hoạt động, song trong thời điểm hiện tại diện tích  mía của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà máy. Để mở rộng diện tích và thay thế các giống cũ bằng các giống có năng xuất cao như ROC1, ROC10, ROC18, ROC20, Quế đường 11, … Xuất phát từ những nhu cầu đó việc nghiên cứu ứng dụng nuôi cấy mô tế bào để giải quyết vấn đề giống mía ở tỉnh ta là vấn đề đáng được ưu tiên và cần thiết.

II. MỤC TIÊU, NỘI  DUNG .
Tên giống mía RCO10 nhập từ Viện Di truyền năm 1995.
1. Phương pháp phòng thí nghiệm (nuôi cấy mô): gồm 5 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị cây làm vật liệu gốc chọn lọc cây mẹ để lấy mẫu, cây mẹ phải là cây ưu việt , khoẻ, cơ quan để lấy mẫu thường là chồi non. Lấy mẫu vào lúc trời khô ráo, sau chặt cỏ thể cấy ngay.
+ Giai đoạn 2: Thiết lập hệ thống nuôi cấy mô vô trùng bao gồm khử trùng bề mặt mẫu vật và chuẩn bị môi trường nuôi cấy.
+ Giai đoạn 3: Nhân danh chồi.
+ Giai đoạn 4: Tạo rễ.
+ Giai đoạn 5: Vườn ươm.
2. Trồng thử nghiệm bằng cây con trên đồng ruộng: Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng xuất của vườn mía trồng bằng cây con  nuôi cây mô tại địa phương. Địa điểm trồng tại trung tậm ứng dụng KHKT Vò Đạo – Hoà An – Cao Bằng.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1. Kết quả nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm.
+ Giai đoạn chọn và đưa mẫu: Chọn cây mẹ to, khoẻ sạch bệnh, khử trùng và chuyển vào phòng cấy, ở giai đoạn này số lượng bị nhiễm tạp vẫn còn cao  so với lý thuyết ( nhiễm cho phép <25%). Mô sau khi cấy trên môi trường 1.2 (theo lý thuyết) sinh trưởng phát triển kém, tiến hành thay đổi nồng độ hormon và thấy mô thích hợp cho sinh trưởng ở môi trường 3 là nồng độ BAP tăng lên 0,5mg/l.
+ Giai đoạn nhân nhanh chồi: Các mẫu nuôi cấy mô nếu không bị nhiễm khẩn, nấm sẽ được cấy chuyển qua 4 lần mới tạo được cụm chồi (mỗi lần cách nhau 30). Để kích thích đẻ chồi, tiến hành cấy trên môi trường có nồng độ khác nhau và theo dõi thấy có cụm chồi sinh trưởng, phát triển đẻ nhánh nhiều nhất và tốt nhất ở môi trường: MS + Đường 30g/l + nước dừa 150ml/l + Agar 6g//l +Kinetin 0,5mg/l +Thinamin 1mg/l, môi trường này có nồng độ kinetin lớn hơn 0,3 mg/l so với lý thuyết.
+ Giai đoạn tạo rễ: Được cấy thử nghiệm ở hai giai đoạn tuổi mô trong ống nghiệm là 7 tháng và 10 tháng từ khi đưa mẫu và cấy trên môi trường tạo rễ thu được kết quả như sau:
- Bình chồi mẫu được 7 tháng tuổi, sau cấy trên môi trường tại rễ được 30 ngày, tỷ lệ ra rễ 68%.
- Bình chồi mẫu được 10 tháng tuổi, sau cấy 30 ngày, tỷ lệ ra rễ 53%.
Như vậy tuổi thọ thích hợp nhất cho môi trường tạo rễ là 7 tháng, khả năng ra rễ giảm theo tuổi mô.
+ Giai đoạn vườn ươm: Giai đoạn này khả năng thích nghi với môi trường qua theo dõi cho thấy:
- Thời điểm đưa cây ra vườn ươm từ tháng 2 đến tháng 8.\
- Tỉ lệ chết 6,9%.
- Tỉ lệ sống đến xuất vườn 93,1%.
- Số lượng cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn: Năm 1997 là 30.464 cây, năm 1998 là 12.257 cây.
2.Kết quả thử nghiệm trên đồng ruộng:
Qua thử nghiệm trên đồng ruộng cho thấy trồng cây con tỷ lệ chết ít (11%), cây đẻ nhánh sớm (vì không qua giai đoạn mọc mầm), sau trồng 27 ngày bắt đầu đẻ nhánh, đẻ nhánh tập chung (78 ngày), sức đẻ khoẻ 9 nhánh/cây.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 56


Hôm nayHôm nay : 12722

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 108941

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25282587

CÔNG TÁC XUẤT BẢN















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng