Trang nhất » Kỷ yếu KH&CN » Tóm tắt ĐT/DA 1990-2000

Khảo nghiệm và bình tuyển các giống lúa vụ xuân và các giống lúa cạn vụ mùa tại Cao Bằng năm 2000

Thứ bảy - 22/02/2014 09:12

Chủ nhiệm đề tài: Đàm Thị Lâm
Đơn vị thực hiện Trung Tâm thực nghiệm và Chuyển giao KHCN
Thời gian thực hiện: Năm 2002.

I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với Cao Bằng phần lớn các giống đã qua khảo nghiệm, chọn lọc cho năng suất cao, nhưng bên cạnh đó 1 số giống lúa do dân tự nhập từ Trung Quốc sang hoặc giữ lại giống năm trước cho năm sau. Các giống này chưa qua khảo nghiệm và chọn lọc đã đưa vào sản xuất dẫn đến tình trạng độ thuần giống bị phân ly, giống có thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp, chất lượng gạo kém.

Vì vậy công tác khảo nghiệm và bình tuyển giống lúa, để chọn ra được những giống lúa xuân tốt, lúa cạn ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái địa phương là công việc thường xuyên phải làm của các cơ sở để chọn ra được những giống tốt phục vụ cho sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

II- MỤC TIÊU
- Chọn được một số giống lúa xuân có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khá hơn hẳn các giống hiện có ở địa phương.

- Chọn ra được giống lúa cạn cho vụ mùa chịu được hạn, ngắn ngày năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện sinh thái Cao Bằng.

III- KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1- Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đối với lúa thí nghiệm

Bảng 1: Số liệu khí tượng thuỷ văn năm 1999 -2000. Qua số liệu bảng 1 cho thấy:

- Giai đoạn mạ: sau khi gieo gặp điều kiện thời tiết thuận lợi nắng ấm, nhiệt độ vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 từ 18-230C.Có mưa nhỏ, nên mạ mọc đều, cây sinh trưởng phát triển tốt, đều dảnh.

- Thời kỳ đẻ nhánh: Do thời tiết nắng nóng lượng mưa ít, không thể bón thúc kịp thời cho lúa. Nhưng do trung tâm có hệ thống tưới tiêu khá chủ động nên tốc độ đẻ nhánh có phần ảnh hưởng nhưng không đáng kể.

- Giai đoạn trỗ: Do gặp điều kiện thuận lợi các giống trỗ đều tập trung.

* Đối với giống lúa cạn: Do lượng mưa trong tháng 06 đạt 104mm mưa nhỏ. Cho nên thuận tiện cho làm đất và gieo hạt. sau gieo lúa cạn bắt đầu mọc gặp nhiệt độ, lượng mưa thích hợp nên cây sinh trưởng, phát triển tốt đẻ nhánh tương đối khoẻ.

Bảng 2: Tình hình sinh trưởng phát triển của các giống. Qua số liệu bảng 2 cho thấy:

- Các giống tham gia thí nghiệm sinh trưởng phát triển tốt khả năng đẻ nhánh tương đối khoẻ, số nhánh đẻ dao động từ 9,6 – 16,4 dảnh/khóm.

- Chiều cao cây của các giống thí nghiệm đạt từ 80 -110,9cm. Trong thí nghiệm này các giống có chiều cao phù hợp với điều kiện sản xuất vụ xuân là giống HIP77, DT122, DT116 (80- 100cm) thích hợp cho vụ xuân.

Về thời gian trỗ của các giống tương đối đều và tập trung (bắt đầu trỗ và kết thúc trỗ 5-7 ngày).

* Các giống lúa cạn: sau gieo 7-10 ngày bắt đầu mọc tỷ lệ mọc đều khả năng đẻ nhánh khá, số nhánh đẻ dao động từ 5,2 - 6,0 dảnh/khóm.

Bảng 3: Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh:

- Giai đoạn mạ: Xuất hiện bọ trĩ nhưng đã được phun phòng trừ ngay.

- Giai đoạn ruộng cấy thời kỳ đẻ nhánh, đứng cái có xuất hiện một số sâu, bệnh hại như: rầy, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn. Nhưng do được phát hiện kịp thời và phun phòng trừ ngay nên lúa ít ảnh hưởng chỉ có 1 số giống khả năng chống chịu sâu bệnh kém như DT77, DT372, lúa lai, đã bị nhiễm nặng.

- Tính chống đổ: Giống 9608, X24 chống đổ trung bình, 2 giống DT77, DT372 chống đổ yếu. Còn lại các giống chống đổ tốt.

* Đối với giống lúa cạn: ở thời kỳ đẻ nhánh làm đòng có xuất hiện bệnh đốm nâu nhưng mức độ hại không đáng kể.

Bảng 4: Các yếu tố cấu thành năng suất:

- Nhìn chung về số lượng bông hữu hiệu trên khóm của các giống đạt tương đối cao.

- Giống có bông hữu hiệu đạt cao nhất là giống HIP77, DT122 vì 2 giống này đẻ khoẻ, đẻ tập trung nên tỷ lệ giữa nhánh đẻ và bông hữu hiệu đạt 60%.

- Tổng số hạt trên bông dao động: 60,1 -107hạt/bông, giống 9608, DT372 có số hạt trên bông cao nhưng 2 giống này tỷ lệ lép rất cao.Giống có tỷ lệ lép thấp nhất là giống HIP77 vì giống này có số hạt chắc trên bông cao.

IV- KẾT LUẬN
- Qua một vụ khảo nghiệm từ 9 giống tham gia thí nghiệm và 1giống đối chứng với các chỉ tiêu theo dõi về tình hình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh, với điều kiện ngoại cảnh, năng suất và chất lượng của các giống lúa. Chúng tôi đã chọn được 2 giống lúa HIP 77, DT122 phù hợp với điều kiện địa phương có những ưu điểm nổi bật như sau:

+ Sinh trưởng, phát triển tốt.

+ Có hệ số đẻ tương đối cao.

+ Chiều cao cây trung bình (90-100cm).

+ Thời gian sinh trưởng ngắn (105-110) ngày. Không ảnh hưởng đến vụ sau.

+ Có độ thuần đồng đều.

+ Năng suất đạt HIP 776,9 tấn/ha, DT 122 đạt 5,8 tấn/ha.

+ Hạt gạo trong, cơm dẻo, ngon.

* Đối với các giống lúa cạn qua quá trình theo dõi các chỉ tiêu ngoài đồng. Điều kiện khí hậu năm 2002 hạn quá, khả năng chống chịu hạn của các giống kém, do vậy các giống CT 7739, CH5 chưa phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai Cao Bằng.

- Nguyên nhân cơ bản không thực hiện được công tác khảo nghiệm bộ giống lúa cạn theo mục tiêu của đề tài đề ra.

+ Do điều kiện đất đai không phù hợp.

+ Do điều kiện thời tiết khí hậu biến động hạn kéo dài vào thời kỳ trỗ làm ảnh hưởng đến năng suất.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 158

Máy chủ tìm kiếm : 64

Khách viếng thăm : 94


Hôm nayHôm nay : 11136

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 11136

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23609037

CÔNG TÁC XUẤT BẢN















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng