Trang nhất » Kỷ yếu KH&CN » Tóm tắt ĐT/DA 1990-2000

Kết quả phục tráng giống lúa đoàn kết qua 3 năm chọn lọc 1996-1998

Thứ bảy - 22/02/2014 09:07

Chủ nhiệm đề tài: Mã Xuân Lương
Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT Cao Bằng
Thời gian thực hiện: 1999

 I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây tác giống cây trồng đối với tỉnh Cao Bằng có ý nghĩa quan trọng, vì trước đây nhân dân ta trồng trọt theo phương thức cổ truyền là tự giữ lại giống, dẫn đến năng suất thấp.Trong những năm gần đây nhờ có tiến bộ khoa học, vấn đề giống cây trồng của nước ta, ngày càng được mở rộng và phát triển bởi những ưu thế lai, tạo và chọn tạo.
 Song hiện nay hiện tượng lúa bị lẫn tạp thoái hoá đã xảy ra dẫn đến năng suất (NS) thấp, giảm dần, không ổn định, không chỉ giống lúa mới, ngay cả giống lúa ở địa phương sản xuất lâu đời, làm thiệt hại về năng suất, sản lượng (SL) lãng phí công sức, tiền vốn đầu tư của người lao động.
Vì vậy phục tráng giống (bồi dục chọn lọc) những dòng thuần có năng suất cao, ổn định là công việc thường xuyên phải làm của các cơ sở, tạo giống để phục vụ sản xuất và kéo dài thời gian sử dụng của 1 giống lúa.

II- MỤC TIÊU

            - Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng và phát triển của giống lúa đoàn kết.

            - Nghiên cứu tính đặc trưng và hình thái của cây.

            - Đặc tính chống chịu của giống.

            Qúa trình theo dõi của các chỉ tiêu chọn ra giống lúa đoàn kết nguyên chủng sau 3 năm (3 vụ) nhằm khắc phục cấp I hoá giống lúa cho tỉnh nhà.

III- KẾT QUẢ THỰC HIỆN

         Qua 3 vụ chọn lọc, kết quả từng vụ như sau:

- 1996: Từ vật liệu khởi đầu chọn được 302 dòng.

- 1997: Từ 302 dòng vụ 1 chọn được 20 dòng tốt.

- 1998: Chọn được 7 dòng mang tính đặc trưng nhất của giống.

Cụ thể qua bảng sau:

1- Tình hình sinh trưởng và phát triển của các dòng chọn được thể hiện qua bảng 1.

Bảng 1: Kết quả sinh trưởng và phát triển của các dòng qua 3 năm chọn 1996 - 1998
Các dòng chọn được đều có khả năng đẻ nhánh khoẻ, hệ số đẻ cao, giao động từ 6,0 – 8,4 rảnh/khóm. Các dòng này có hệ số đẻ tương đối ổn định. Ở G0 giao động từ 6,0 – 7,0 rảnh/ khóm, G1 các dòng này có hệ số đẻ tương đối đồng đều giao động từ 7,0 – 8,0 rảnh/khóm, nhưng chủ yếu là 7,4 và 7,5 rảnh có 4 dòng chiếm 57,1%.

Chiều cao cây ổn định. Ở G1 ruộng vật liệu khởi đầu chúng tôi chọn cây đại diện cho giống về chiều cao là 125 – 127 cm. ở vụ thứ 2 (G1) các dòng có chiều cao cây lệch nhau  không đáng kể sai số 2cm. ở vụ thứ 3 các dòng có chiều cao cây tương đối đồng đều giao động từ 124,1 – 125,3cm độ thuần đồng ruộng đồng đều và bằng phẳng.

Về ngày trỗ của các dòng: Các dòng chọn được qua các vụ những dòng này đến trỗ cùng ngày, trỗ tập trung.

Về thời gian sinh trưởng: Các dòng có thời gian sinh trưởng như nhau là 150 ngày, có 6 dòng chiếm 85,7%. Riêng dòng 142 có thời gian sinh trưởng là 151 ngày chiếm 14,3%.

Về độ thuần đồng ruộng: Các dòng này có chiều cao cây đồng đều, trỗ tập trung, sạch cỏ dại, phân li thấp độ đúng giống hoàn toàn nên đồng ruộng rất bằng phẳng.

2- Kết quả năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được thể hiện qua bảng 2.

Bảng 2: Kết quả năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng qua 3 năm chọn lọc 1996 – 1998.

Về tính chống chịu của các dòng này tương đối tốt, mặc dù trong những năm qua sâu bệnh phát triển tương đối mạnh. Sâu năn và sâu đục thân xuất hiện vào thời kì lúa đẻ nhánh, bệnh khô vằn phát sinh vào thời kỳ lúa đứng cái làm đòng, cùng với sự chống chịu của giống và phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên các dòng này nhiễm sâu bệnh không đáng kể, riêng có dòng 6 ở vụ thứ 3 G2 nhiễm khô vằn mức độ nhiễm 2% (nhiễm nhẹ).

Về số bông hữu hiệu của các dòng nằm trong khoảng lớn hơn 5,1 và nhỏ hơn 6,5 số bông hữu hiệu trung bình cả 3 vụ của các dòng tập trung chủ yếu là 5,4 – 5,8 có 5 dòng chiếm 71,4%.

Về độ dài bông, trong cùng 1 vụ độ dài bông đồng đều ở G0 các dòng chọn được có độ dài bông giao động từ 27,5 – 28,6 cm. ở G1 có chiều dài bông giao động từ 26,7 – 28,2 cm sự chênh lệch độ dài bông không đáng kể. ở G2 độ dài bông giao động từ 24,9 – 25,7 trong cùng 1 vụ độ dài bông của các dòng khá đồng đều, độ dài bông bình quân của 3 vụ giao động từ 26,8 – 27,3 cm.

Về tổng số hạt trên bông: Tổng số hạt trên bông bình quân cả 3 vụ giao động từ 177,5 – 189,2 hạt. Số hạt chắc bình quân của cả 3 vụ của các dòng giao động từ 152,4 – 167,7 hạt/bông.

Nhìn chung các dòng có tỷ lệ hạt lép tương đối thấp, nhỏ hơn 15,8%.

Về năng suất lý thuyết: Dòng có năng suất lý thuyết thấp nhất là dòng số 142 đạt 6,0 tấn/ha. Dòng có năng suất lý thuyết cao nhất là dòng số 27 đạt 7,3 tấn/ha.

Về năng suất thực thu đạt từ 4,5 tấn/ha trở lên và năng suất thực thu cao nhất là dòng 27 đạt 5,03 tấn/ha. Các dòng này có tỷ lệ % tăng so với đối chứng từ 13,9% trở lên.

Qua 3 năm chọn lọc chúng tôi chọn được 7 dòng đem nhân giống phục vụ cho sản xuất, đó là dòng số 6 dòng 26 dòng 27, dòng 50, dòng 64, dòng 142 và dòng 213.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 48

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 47


Hôm nayHôm nay : 3915

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 116104

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25289750

CÔNG TÁC XUẤT BẢN















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng