Trang nhất » Tài liệu nông nghiệp, nông thôn

CÁCH BÓN PHÂN CHO MÔ HÌNH TRỒNG NHO SẠCH

Điều kiện quyết định cho việc trồng nho là khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, nếu mưa nhiều, kéo dài dễ làm bệnh phát triển mạnh.Chính vì thế nên trồng nho vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau, tốt nhất là sau khi mùa mưa kết thúc. Loại đất trồng nho thích hợp là đất thịt, thịt pha cát, độ pH = 6 – 7. Đất phải cao, thoát nước tốt, có hệ thống tưới tiêu thuận lợi. Nếu độ pH dưới 5 phải bón thêm vôi.

Tác giả :

Loại tài liệu : Kỹ thuật trồng trọt
Chuyên ngành : Trồng trọt
Đã xem :6215 Đã tải : 159

Giới thiệu

1. Khoảng cách trồng


Hàng cách hàng 2,5m, cây cách cây 2m (mật độ 2.000 cây/ha), đào hố 50 x 50 x 50cm, bón lót 8 – 10kg phân hữu cơ cho 1 hố. Khi cây nho cao 25 – 30cm, tiến hành cắm cọc làm giàn và cột cây nho vào cọc theo hướng thẳng góc với giàn nho. Nên làm giàn lưới cho nho leo, độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc. Cây nho cần khoảng 10 – 12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn. Thời kỳ này loại phân thích hợp là NPK (20-20-15) + TE Đầu Trâu.

2. Cách bón phân


Những tháng đầu sau trồng có thể pha 30 – 50g phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho. Các tháng sau có thể bón trực tiếp vào đất với lượng 75 – 100kg/ha/lần, định kỳ 1 – 1,5 tháng/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón. Khi cây nho vượt khỏi giàn 30 – 40cm có thể tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1, tốt nhất là chọn 2 – 3 cành cấp 1 khoẻ. Tạo cành cấp 2 khi cành cấp 1 dài khoảng 120cm, bấm ngọn cành cấp 1 chừa lại 40cm.
Bón phân cho nho thời kỳ kinh doanh (tính cho 1.000m2 và 1 vụ): Phân hữu cơ sinh học (HCSH) chuyên dùng cho nho NPK là 5-3-4, liều lượng sử dụng là 400kg và vôi CaCO3: 100kg.
Bón lót đợt 1 sau khi thu hoạch xong vụ trước 100kg vôi CaCO3 và 130kg phân HCSH. Bón phân bằng cách rãi đều, sau đó dùng cuốc xới nhẹ chôn vùi phân vào đất, sau đó tưới nước ngay. Bón phân tới đâu xới tới đó, không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời làm giảm hiệu lực của phân.
Bón lót đợt 2 trước cắt cành 10 – 12 ngày 120kg phân HCSH. Bón bằng cách cuốc lỗ cách nhau khoảng 20cm, sau đó lấp đất lại tưới nước. Bón lót đợt 3 khoảng 10 – 15 ngày sau khi đậu trái xong với liều lượng 150kg phân HCSH. Cách bón: Bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong tưới nước ngay.
Có thể phun thêm một số loại phân bón lá có hàm lượng calci cao như calci bore vào các giai đoạn trước khi nở hoa, sau đậu trái và lần cuối cùng là khi trái lớn để tăng dinh dưỡng cho cây nho. Hoặc phun sugar transfer 1 lần trước thu hoạch 70 ngày để tăng lượng đường và phẩm chất của trái (dùng chủ yếu trong vụ hè thu).
Nguồn: trongraulamvuon.com
 

Download để xem toàn bộ tài liệu
Tài liệu có thể bạn cần:

Kỹ thuật nuôi trâu cày kéo
Kỹ thuật nuôi trâu cày kéo
Tác giả:
Đã xem: 1836 Đã tải: 22
Những điều lưu ý khi nuôi gà
Những điều lưu ý khi nuôi gà
Tác giả:
Đã xem: 1436 Đã tải: 43
Kỹ thuật nuôi vịt thịt
Kỹ thuật nuôi vịt thịt
Tác giả:
Đã xem: 1481 Đã tải: 39
Kỹ thuật nuôi lợn rừng
Kỹ thuật nuôi lợn rừng
Tác giả:
Đã xem: 2376 Đã tải: 102
Phương pháp nuôi gà vừa nhanh, thịt nhiều lại đẻ trứng to
Phương pháp nuôi gà vừa nhanh, thịt nhiều lại đẻ trứng to
Tác giả:
Đã xem: 1577 Đã tải: 51
Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng và cách khắc phục
Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng và cách khắc phục
Tác giả:
Đã xem: 5247 Đã tải: 181
Biện pháp phòng bệnh trong thời điểm giao mùa cho cá
Biện pháp phòng bệnh trong thời điểm giao mùa cho cá
Tác giả:
Đã xem: 1421 Đã tải: 32
Cách phòng trị các loại bệnh hại cây chuối lá
Cách phòng trị các loại bệnh hại cây chuối lá
Tác giả:
Đã xem: 3351 Đã tải: 131
Những kiến thức phục vụ phòng chống dịch cúm ở gà
Những kiến thức phục vụ phòng chống dịch cúm ở gà
Tác giả:
Đã xem: 1473 Đã tải: 22
Phòng trừ sâu bệnh trên cây Na
Phòng trừ sâu bệnh trên cây Na
Tác giả:
Đã xem: 7038 Đã tải: 373
Kỹ thuật chăn nuôi vịt con
Kỹ thuật chăn nuôi vịt con
Tác giả:
Đã xem: 1459 Đã tải: 42
Một số phương pháp giúp gà đẻ hiệu quả trong mùa nóng
Phương pháp giúp gà đẻ hiệu quả trong mùa nóng
Tác giả:
Đã xem: 1501 Đã tải: 32
Công Dụng Cây Đinh Lăng
Cây Đinh Lăng có tên gọi khác: Cây gỏi cá. Tên khoa học: Tieghemopanax fruticosus Vig. = Panax fruticosum L. = Polyscias...
Tác giả:
Đã xem: 2549 Đã tải: 30
 

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 110

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 106


Hôm nayHôm nay : 12744

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 12744

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23610645

HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


CÔNG TÁC XUẤT BẢN















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng