
Kỹ thuật bón phân cho cây dong riềng
Là loại cây lấy củ làm lương thực và chế biến thực phẩm nên dong riềng cần nhiều dinh dưỡng đa lượng đạm, lân, kali và các nguyên tố trung, vi lượng khác.
- Cần phải cùng cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây như lân, vôi, magie, silic để cây có bộ rễ khỏe mạnh trên những vùng đất khô cằn, giúp cây cứng cáp và ít sâu bệnh
- Để củ to, tăng hàm lượng tinh bột trong củ, giảm chất xơ vụn trong quá trình chế biến cần một lượng kali lớn. Theo kinh nghiệm của bà con xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, Hòa Bình, cần bổ sung phân gà và trấu mục phủ gốc dong riềng để cho củ to, chắc và nhiều bột.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả sử dụng phân bón nên ưu tiên các loại phân không tan trong nước hoặc chậm tan để hạn chế hiện tượng rửa trôi nhất là trên các vùng đất dốc.
Tham khảo kinh nghiệm bón phân cho cây dong riềng ở các tỉnh Bắc Kạn, Quảng Ninh, Hòa Bình… cho thấy, để thâm canh đạt hiệu quả cao phải sử dụng phân bón và chăm sóc như sau:
- Bón lót: Cuốc hốc sâu 20 - 25cm, rải phân và phân chuồng ủ mục, lấp đất rồi đặt củ giống. Lấp đất giữ ẩm cho cây mọc nhanh.
Lưu ý: Không nên bón lót bằng phân đạm, không được đặt củ giống trực tiếp lên trên phân hoặc bón phân sát củ giống, phòng gặp mưa dễ làm thối củ giống hoặc chết cây con.
Phân thúc chia làm 2 lần bón:
+ Lần 1: Sau khi cây mọc 30 ngày, bón 20 - 25kg NPK/sào nhằm giúp cây đẻ nhánh nhanh. Rải phân quanh gốc, cách củ 7 - 10cm.
+ Lần 2: Sau trồng 4 tháng khi khóm dong riềng đã to; bón 20 - 25kg/sào giúp cây sinh trưởng mạnh cho nhiều củ to. Bón vào khe giữa 2 hàng. Để cây không bị đổ, gẫy và cho nhiều củ, củ to cần phải vun gốc cho cây, vun ngay sau mỗi lần bón thúc.
- Sau mỗi lần vun, bà con nên dùng mùn rác mục hoặc trấu phủ vào gốc cây vừa giữ ẩm vừa giúp cho củ to và năng suất cao.
Nguồn: nongnghiep.vn
Download để xem toàn bộ tài liệu
Tài liệu có thể bạn cần:
Mô tả
Cây cà gai leo được thu hái quanh năm người ta thu cà gai về chặt nhỏ phơi khô trước khi sử dụng sao vàng hạ...
Tác giả:
Đã xem: 5855 Đã tải: 127
Bệnh cháy lá lúa là bệnh gây hại quan trọng nhất trên cây lúa, còn được gọi là bệnh đạo ôn. Khi dịch cháy lá xảy ra trên...
Tác giả:
Đã xem: 3659 Đã tải: 52
Phòng trị bệnh lợn gạo, lợn nghệ
Tác giả:
Đã xem: 1771 Đã tải: 27
Kỹ thuật chăn nuôi ngựa cái sau khi đẻ và ngựa con theo mẹ
Tác giả:
Đã xem: 4470 Đã tải: 155
Điều kiện quyết định cho việc trồng nho là khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, nếu mưa nhiều, kéo dài dễ...
Tác giả:
Đã xem: 6215 Đã tải: 159
7 biện pháp phòng bệnh cho cá
Tác giả:
Đã xem: 1610 Đã tải: 33
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc trâu
Tác giả:
Đã xem: 2791 Đã tải: 43
Hiện tượng gà ăn lông lẫn nhau, nguyên nhân và cách phòng trị
Tác giả:
Đã xem: 4341 Đã tải: 200
Kỹ thuật chăn nuôi ong để đặt năng suất cao
Tác giả:
Đã xem: 3497 Đã tải: 107
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ
Tác giả:
Đã xem: 2925 Đã tải: 90
Cỏ mực là loài mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Đó là loài cây nhỏ, thân có lông; lá mọc đối hình xoan dài, có lông hai...
Tác giả: Theo agriviet
Đã xem: 4632 Đã tải: 78
Cà chua trồng được trên nhiều loại đất song thích hợp nhất vẫn là trên đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất...
Tác giả:
Đã xem: 4679 Đã tải: 76
Bệnh nấm đường tiêu hóa ở gà
Tác giả:
Đã xem: 3777 Đã tải: 135