Trang nhất » Tài liệu nông nghiệp, nông thôn

Ba đậu tây

Ba đậu tây còn gọi là điệp tây, cây vông đồng, sablier. Tên khoa học Hura crepitans L. Thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae.

Tác giả :

Loại tài liệu : Cây dược liệu, cây thuốc
Chuyên ngành : Trồng trọt
Đã xem :1551 Đã tải : 7

Giới thiệu
 

Ba đậu tây - vị thuốc chữa hủi
A. Mô tả cây
Cây to, thân có gai. Lá hình tim hơi ba cạnh, mép có răng cưa, đầu nhọn, dài 20-30cm, rộng 15-20cm. Hoa đực mọc thành bông nhiều hoa, hoa cái mọc đơn độc. Quả nang, to cứng, gồm chừng 12-20 mảnh hình múi nổi tròn, cao 5cm, rộng 10cm. Khi chín thì bật vỡ rất mạnh, phóng hạt đi khá xa. Hạt hình mắt chim, trên phủ lớp lông, vỏ cứng của hạt bao quanh hạt thành một gờ chừng 1cm.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây ba đậu tây vốn nguồn gốc ở những nước nhiệt đới châu Mỹ nhưng hiện nay được trồng phổ biến ở hầu hết những nước nhiệt đới làm cây bóng mát ven đường và vườn hoa.
Thường người ta dùng hạt để ép dầu và nhựa mủ dùng làm thuốc.
C Thành phần hoá học
Trong hạt có 37,1% chất dầu béo, 25,63% chất protein. Ngoài ra người ta còn cho rằng trong hạt còn một chất tõin độc nhưng chưa được nghiên cứu sâu.
Vỏ thân và nhựa mủ chứa một chất có tác dụng diệt trừ sâu bọ nhưng chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
D. Công dụng và liều dùng
ở nước ta thấy ít dùng dầu va nhựa cây này làm thuốc. Nhưng tại Congo (châu Phi) người ta dùng hạt cây làm thuốc với liều hai đến ba hạt trong một ngày, nhưng với liều cao hơn có thể gây ngộ độc có thể gây chết người.
Nhựa cây ba đậu tây cũng độc, nếu vô tình để nhựa bắn vào mắt có thể gây sưng đỏ mắt. Tại Giava (Inđônêxya) người ta dùng nhựa cây làm thuốc trừ sâu. Tại Braxin người ta dùng nước sằc vỏ thân với liều 1 đến  5g chữa hủi, nước sắc này còn có tác dụng tẩy mạnh.
Mặc dầu trong hạt có nhiều dầu nhưng cho đến nay còn ít khai thác vì bã sau khi ép chỉ dùng để làm phân bón do có chất gây tẩy và độc không thể làm thức ăn cho gia súc, mặc dầu hàm lượng protein cao.
Do cây dễ trồng, hàm lượng dầu và protein cao, cây có nhiều triển vọng trồng để làm phân hữu cơ.
  (Theo Thaythuoccuaban.com)
Download để xem toàn bộ tài liệu
Tài liệu có thể bạn cần:

Một số kinh nghiệm nuôi lợn nái
Một số kinh nghiệm nuôi lợn nái
Tác giả:
Đã xem: 1398 Đã tải: 40
Triệu chứng khi cây bắp thiếu dinh dưỡng
Thiếu đạm: Triệu chứng của cây bắp khi thiếu đạm là các lá dưới bắt đầu bị vàng đi ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá...
Tác giả:
Đã xem: 3168 Đã tải: 34
Phòng trị sâu đục thân bưởi
Phòng trị sâu đục thân bưởi
Tác giả:
Đã xem: 1464 Đã tải: 35
Phòng trừ bệnh đạo ôn cho lúa
Bệnh cháy lá lúa là bệnh gây hại quan trọng nhất trên cây lúa, còn được gọi là bệnh đạo ôn. Khi dịch cháy lá xảy ra trên...
Tác giả:
Đã xem: 3655 Đã tải: 52
Một số bệnh thường gặp ở ngan, vịt
Một số bệnh thường gặp ở ngan, vịt
Tác giả:
Đã xem: 9639 Đã tải: 469
Một số bệnh thường gặp ở gà
Một số bệnh thường gặp ở gà
Tác giả:
Đã xem: 2097 Đã tải: 89
Kỹ thuật trồng nấm rơm kiểu mới
Kỹ thuật trồng nấm rơm kiểu mới
Tác giả:
Đã xem: 4010 Đã tải: 225
Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng và cách khắc phục
Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng và cách khắc phục
Tác giả:
Đã xem: 5246 Đã tải: 181
Bệnh virus hại cây đu đủ
Bệnh virus hại cây đu đủ
Tác giả:
Đã xem: 1664 Đã tải: 37
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ
Tác giả:
Đã xem: 2923 Đã tải: 90
Phương pháp chống rét cho trâu, bò
Phương pháp chống rét cho trâu, bò
Tác giả:
Đã xem: 1367 Đã tải: 24
Kỹ thuật nuôi cá áo
Kỹ thuật nuôi cá áo
Tác giả:
Đã xem: 1262 Đã tải: 20
Để gà đẻ tốt trong mùa nóng
Để gà đẻ tốt trong mùa nóng
Tác giả:
Đã xem: 1418 Đã tải: 15
 

KỶ YẾU KH&CN

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 89

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 88


Hôm nayHôm nay : 5540

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 649547

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23553583

HOẠT ĐỘNG THAM MƯU TƯ VẤN

PHIM PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KH&CN


CÔNG TÁC XUẤT BẢN















Trang thông tin điện tử Sở KH&CN Cao Bằng