Cây Chìa Vôi là loại dây leo nhỏ, không phân nhánh, thân to bằng đầu chiếc đũa, Thân màu xanh lục, lóng dài, tiết diện tròn, láng, phủ một lớp bột trắng như bột vôi, lá đơn có hình gần như trái tim, dài khoảng 8 cm, cuối là hình nhọn như mác, hoa có màu vàng nhạt, có nhiều gân lá , cây chìa vôi thường có phấn bám vào thân và lá vì thế còn gọi là chìa vôi. Quả tròn, 5 - 6mm, khi chín màu đen. Mùa hoa tháng 4 - 6, có quả tháng 5 - 10.
Cây chì vôi thường mọc hoang nhiều nơi, dọc các bờ sông suối, hàng rào và được trồng nhiều nơi để làm thuốc,thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông.
Cây chìa vôi có vị đắng, chua, hơi the, tính mát, có tác dụng thông kinh, phá huyết, trừ tê thấp, tiêu độc, sát trùng; thường dùng chữa đau nhức xương, bong gân, tê thấp, kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa thoát vị đĩa đệm,
Thành phần hóa học
Thân dây Chìa vôi chứa hợp chất phenolic, acid amin, saponin, acid hữu cơ. Ngọn và lá non có protid 1,4%, glucid 5,4%, xơ 1,1%, tro 0,8%, caroten 1,5 mg%, vitamin C 45mg%
Theo đông y thì cây chìa vôi có tác dụng rất tốt khi hỗ trợ bệnh thoát vị đĩa đệm, trong bài thuốc của lương y Nguyễn Vinh Quang (SN 1963, ngụ xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho rằng có thể chữa khỏi căn bệnh trên bằng cây thuốc nam.
Theo bupxanh.vn